Xã Thanh Tân, huyện Thanh Liêm thực hiện thí điểm mô hình tổ dịch vụ mạ khay, cấy máy từ năm 2022. Ban đầu các hộ dân còn băn khoăn chưa thực sự tin tưởng vào biện pháp canh tác mới này. Đảng ủy, UBND xã đã chỉ đạo các hội, đoàn thể trong xã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động về lợi ích của mô hình mạ khay, cấy máy; đồng thời, thực hiện hỗ trợ 50.000 đồng/sào từ nguồn ngân sách xã.
Kết quả, vụ đầu tiên xã đã thực hiện đạt 98 ha trong tổng số 240 ha; năng suất lúa áp dụng mô hình mạ khay, cấy máy đạt 64 tạ/ha, cao hơn 10 - 15 tạ/ha so với gieo sạ, đặc biệt đã hạn chế tối đa lúa cỏ phát triển trên diện tích cấy máy.
Ông Đào Xuân Ảnh, Chủ tịch XUBND xã Thanh Tân, huyện Thanh Liêm cho biết, từ kết quả của vụ Xuân 2022, nhân dân đã thấy được hiệu quả của mô hình mạ khay cấy máy, sang vụ Mùa đã tăng lên 195 ha/225 ha diện tích gieo cấy. Đến năm 2023, gần 100% diện tích của xã đã áp dụng phương pháp mạ khay, cấy máy. Phương pháp này đã giải quyết hiệu quả cho những vùng gieo sạ bị lúa cỏ, lúa ma gây hại.
Ngoài ra, khi sử dụng máy cấy, cây lúa được cấy với mật độ thưa, tận dụng được ánh sáng, cây lúa phát triển nhanh, đẻ nhánh khỏe, hạn chế sâu bệnh và cỏ dại do đó hạn chế lượng thuốc bảo vệ thực vật sử dụng trên đồng ruộng góp phần bảo vệ môi trường.
Năm 2021, huyện Thanh Liêm bắt đầu triển khai mô hình mạ khay, cấy máy với diện tích hơn 40 ha. Với những lợi ích mang lại, vụ Mùa năm 2023, diện tích lúa cấy bằng máy của huyện đã tăng lên 2.800 ha, chiếm 40% diện tích gieo cấy.
Ông Trần Quyết Thắng, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thanh Liêm cho biết, những năm trước đây, phần lớn diện tích gieo cấy của huyện Thanh Liêm là gieo sạ. Phương pháp này tiết kiệm được công lao động nhưng cần lượng giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật nhiều hơn nên chi phí đầu vào cao hơn lúa cấy. Bên cạnh đó, trên các diện tích lúa gieo thẳng, lúa cỏ, lúa ma xuất hiện nhiều, gây thiệt hại lớn.
Qua 3 năm triển khai cho thấy, phương pháp mạ khay, cấy máy đã giải quyết được những nhược điểm của phương pháp gieo thẳng. Thời gian tới, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thanh Liêm tăng cường tuyên truyền nhằm thay đổi nhận thức, tư duy, tập quán sản xuất từ gieo thẳng, cấy tay truyền thống sang gieo mạ khay, cấy máy; phấn đấu đến năm 2025, trên 60% diện tích áp dụng phương pháp mạ khay, cấy máy.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nam, sau 3 năm thực hiện, đề án “Phát triển dịch vụ mạ khay, cấy máy tỉnh Hà Nam giai đoạn 2020 - 2023” đã hỗ trợ cho 16 mô hình trình diễn cấy máy với quy mô 25ha/mô hình; 10 tổ dịch vụ mạ khay. Nhờ đó, diện tích gieo cấy bằng máy của tỉnh Hà Nam đã tăng dần qua các năm, cụ thể, năm 2021 toàn tỉnh có hơn 1.200 ha áp dụng phương pháp mạ khay, cấy máy, chiếm 2,2% diện tích gieo cấy; năm 2022 đạt hơn 4.600 ha, chiếm 8,1% diện tích gieo cấy; năm 2023 tăng lên hơn 9.600 ha, chiếm 16,4% diện tích gieo cấy.
Các mô hình triển khai đã áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa vào sản xuất, vì vậy, năng suất lúa cao hơn từ 15 - 20%, tương đương 7 - 10 triệu đồng/ha. Đề án đã góp phần giúp giảm chi phí, giảm công lao động, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất, bảo vệ môi trường sinh thái, xử lý triệt để được vấn đề lúa ma, lúa cỏ.
Ông Trương Quốc Hưng, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nam cho biết, việc áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất lúa của tỉnh Hà Nam hiện mới tập trung chủ yếu ở khâu làm đất (100% diện tích) và khâu thu hoạch (hơn 95% diện tích) còn khâu gieo cấy tỷ lệ áp dụng cơ giới hóa vẫn thấp, mới đạt gần 17% diện tích.
Sự kiện
ASIAD 19
Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 9
Thảm họa động đất tại Maroc
KINH TẾ
Thị trường - Tiền tệ Doanh nghiệp - Doanh nhân Bất động sản Tài chính – Ngân hàng Người tiêu dùng
Cơ giới hóa nông nghiệp từ mô hình mạ khay, cấy máy
Chủ Nhật, 08/10/2023 15:20
Sau 3 năm triển khai, đề án “Phát triển dịch vụ mạ khay, cấy máy tỉnh Hà Nam giai đoạn 2020 - 2023” đã đạt nhiều kết quả tích cực, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, bảo vệ môi trường.
Ninh Bình: Xây dựng chuỗi cơ giới hóa trong sản xuất lúa
Phú Yên tái cơ cấu ngành lúa gạo qua ứng dụng cơ giới hóa, chọn giống
Đồng bộ cơ giới hóa trong sản xuất
Đẩy mạnh tích tụ ruộng đất để cơ giới hóa nông nghiệp
Chú thích ảnh
Phương pháp mạ khay, cấy máy cho năng suất lúa cao hơn 10 - 15 tạ/ha so với gieo sạ.
Xã Thanh Tân, huyện Thanh Liêm thực hiện thí điểm mô hình tổ dịch vụ mạ khay, cấy máy từ năm 2022. Ban đầu các hộ dân còn băn khoăn chưa thực sự tin tưởng vào biện pháp canh tác mới này. Đảng ủy, UBND xã đã chỉ đạo các hội, đoàn thể trong xã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động về lợi ích của mô hình mạ khay, cấy máy; đồng thời, thực hiện hỗ trợ 50.000 đồng/sào từ nguồn ngân sách xã.
Kết quả, vụ đầu tiên xã đã thực hiện đạt 98 ha trong tổng số 240 ha; năng suất lúa áp dụng mô hình mạ khay, cấy máy đạt 64 tạ/ha, cao hơn 10 - 15 tạ/ha so với gieo sạ, đặc biệt đã hạn chế tối đa lúa cỏ phát triển trên diện tích cấy máy.
Ông Đào Xuân Ảnh, Chủ tịch XUBND xã Thanh Tân, huyện Thanh Liêm cho biết, từ kết quả của vụ Xuân 2022, nhân dân đã thấy được hiệu quả của mô hình mạ khay cấy máy, sang vụ Mùa đã tăng lên 195 ha/225 ha diện tích gieo cấy. Đến năm 2023, gần 100% diện tích của xã đã áp dụng phương pháp mạ khay, cấy máy. Phương pháp này đã giải quyết hiệu quả cho những vùng gieo sạ bị lúa cỏ, lúa ma gây hại.
Ngoài ra, khi sử dụng máy cấy, cây lúa được cấy với mật độ thưa, tận dụng được ánh sáng, cây lúa phát triển nhanh, đẻ nhánh khỏe, hạn chế sâu bệnh và cỏ dại do đó hạn chế lượng thuốc bảo vệ thực vật sử dụng trên đồng ruộng góp phần bảo vệ môi trường.
Năm 2021, huyện Thanh Liêm bắt đầu triển khai mô hình mạ khay, cấy máy với diện tích hơn 40 ha. Với những lợi ích mang lại, vụ Mùa năm 2023, diện tích lúa cấy bằng máy của huyện đã tăng lên 2.800 ha, chiếm 40% diện tích gieo cấy.
Ông Trần Quyết Thắng, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thanh Liêm cho biết, những năm trước đây, phần lớn diện tích gieo cấy của huyện Thanh Liêm là gieo sạ. Phương pháp này tiết kiệm được công lao động nhưng cần lượng giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật nhiều hơn nên chi phí đầu vào cao hơn lúa cấy. Bên cạnh đó, trên các diện tích lúa gieo thẳng, lúa cỏ, lúa ma xuất hiện nhiều, gây thiệt hại lớn.
Qua 3 năm triển khai cho thấy, phương pháp mạ khay, cấy máy đã giải quyết được những nhược điểm của phương pháp gieo thẳng. Thời gian tới, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thanh Liêm tăng cường tuyên truyền nhằm thay đổi nhận thức, tư duy, tập quán sản xuất từ gieo thẳng, cấy tay truyền thống sang gieo mạ khay, cấy máy; phấn đấu đến năm 2025, trên 60% diện tích áp dụng phương pháp mạ khay, cấy máy.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nam, sau 3 năm thực hiện, đề án “Phát triển dịch vụ mạ khay, cấy máy tỉnh Hà Nam giai đoạn 2020 - 2023” đã hỗ trợ cho 16 mô hình trình diễn cấy máy với quy mô 25ha/mô hình; 10 tổ dịch vụ mạ khay. Nhờ đó, diện tích gieo cấy bằng máy của tỉnh Hà Nam đã tăng dần qua các năm, cụ thể, năm 2021 toàn tỉnh có hơn 1.200 ha áp dụng phương pháp mạ khay, cấy máy, chiếm 2,2% diện tích gieo cấy; năm 2022 đạt hơn 4.600 ha, chiếm 8,1% diện tích gieo cấy; năm 2023 tăng lên hơn 9.600 ha, chiếm 16,4% diện tích gieo cấy.
Các mô hình triển khai đã áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa vào sản xuất, vì vậy, năng suất lúa cao hơn từ 15 - 20%, tương đương 7 - 10 triệu đồng/ha. Đề án đã góp phần giúp giảm chi phí, giảm công lao động, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất, bảo vệ môi trường sinh thái, xử lý triệt để được vấn đề lúa ma, lúa cỏ.
Ông Trương Quốc Hưng, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nam cho biết, việc áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất lúa của tỉnh Hà Nam hiện mới tập trung chủ yếu ở khâu làm đất (100% diện tích) và khâu thu hoạch (hơn 95% diện tích) còn khâu gieo cấy tỷ lệ áp dụng cơ giới hóa vẫn thấp, mới đạt gần 17% diện tích.
Chú thích ảnh
Phương pháp mạ khay, cấy máy sử dụng ít thuốc bảo vệ thực vật hơn, góp phần bảo vệ môi trường.
Đề án “Phát triển dịch vụ mạ khay, cấy máy tỉnh Hà Nam giai đoạn 2020 - 2023” được triển khai góp phần thúc đẩy nhanh việc áp dụng cơ giới hóa đồng bộ khâu gieo trồng lúa được nêu tại Nghị quyết số 15-NQ/TU của Tỉnh ủy Hà Nam về đẩy mạnh cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển ổn định, bền vững kết hợp với xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.
Để phát huy hiệu quả của Đề án “Phát triển dịch vụ mạ khay, cấy máy tỉnh Hà Nam giai đoạn 2020 - 2023”, các địa phương trong tỉnh cần quy hoạch lại đồng ruộng hình thành các vùng sản xuất chuyên canh, tập trung, hoàn chỉnh hệ thống giao thông, thủy lợi, xây dựng cánh đồng với phương châm “một cánh đồng - một giống”, để thuận tiện cho việc áp dụng cơ giới hóa khâu gieo cấy; tạo mặt bằng để các tổ dịch vụ xây dựng kho bãi, nhà xưởng chứa máy móc, giá thể, tập kết khay mạ.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nam giao Trung tâm Khuyến nông phối hợp với các phòng chuyên môn các địa phương tăng cường tập huấn, chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật về mạ khay, cấy máy cho nông dân, nâng cao năng lực quản lý, tổ chức sản xuất các tổ dịch vụ là cơ sở để hình thành các hợp tác xã kiểu mới trong sản xuất nông nghiệp. Đồng thời các đơn vị kết nối với các tổ dịch vụ mạ khay cấy máy trên địa bàn áp dụng dịch vụ phun thuốc bảo vệ thực vật bằng máy bay; kết nối với các tổ chức, doanh nghiệp để xây dựng chuỗi thu mua lúa gạo nhằm nâng cao thu nhập cho bà con nông dân.