Đưa nông sản, thực phẩm chế biến Việt Nam vào hệ thống phân phối nước ngoài

Bình luận · 198 Lượt xem

Xuất khẩu nông lâm thủy sản vẫn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu dự báo vẫn sẽ vượt qua con số 50 tỷ USD.

Việt Nam - nơi cung ứng quan trọng của nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu

Với những ưu thế về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng thuận lợi cùng ưu đãi từ các Hiệp định thương mại tự do, liên tục trong vài năm gần đây, kim ngạch xuất khẩu nông sản thủy sản và thực phẩm duy trì tốc độ tăng trưởng trên hai con số.

 

Trong năm 2022, nhiều loại nông sản của nước ta như chuối tươi, khoai lang, tổ yến, bưởi, nhãn, chanh leo, sầu riêng… được cấp phép xuất khẩu sang các thị trường phát triển và có tiêu chuẩn cao trên thế giới như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, New Zealand. Điều này tạo ra cơ hội lớn cho xuất khẩu trái cây.

 

Bà Nguyễn Thảo Hiền, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ, Bộ Công thương đánh giá, năm 2023, trong bối cảnh thị trường nhiều khó khăn, đặc biệt là lạm phát tăng cao ở tất cả các thị trường xuất khẩu chủ lực, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản Việt Nam được dự báo vẫn sẽ vượt qua con số 50 tỷ USD.

Trong số các sản phẩm nông sản, rau quả là một trong những điểm sáng trong các nhóm ngành hàng xuất khẩu của nước ta. Dự báo cả năm 2023, nhiều khả năng xuất khẩu rau quả sẽ cán đích ở cột mốc lịch sử 5 tỷ USD.

 

Hiện Việt Nam đã xuất khẩu nông sản sang hơn 200 trong tổng số 224 nước và vùng lãnh thổ có quan hệ thương mại, trong đó một số mặt hàng như gạo, cà phê, hồ tiêu, hạt điều... chiếm thị phần lớn, thậm chí đứng đầu thế giới. Việt Nam là nhà cung ứng trong tốp 3 thế giới về cà phê, lớn thứ nhất về hạt điều, lớn thứ nhất về hạt tiêu, lớn thứ ba về gạo,…

Tuy nhiên, bà Hiền cho rằng, xuất khẩu nông sản, thủy sản, thực phẩm chế biến vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức từ cả nguyên nhân chủ quan và khách quan. Để đưa nông sản của Việt Nam vào hệ thống phân phối toàn cầu là một thách thức không nhỏ cho các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản do những quy định, luật lệ mới được bổ sung thường xuyên tại các thị trường nhập khẩu trọng yếu nhằm bảo vệ môi trường, đề cao trách nhiệm xã hội.

 

 

A

A

Kinh tế Thị trường Việc làm Doanh nghiệp Bất động sản Tái cơ cấu Nông nghiệp

Đưa nông sản, thực phẩm chế biến Việt Nam vào hệ thống phân phối nước ngoài

Thứ Hai 25/09/2023 , 09:09 (GMT+7)

Xuất khẩu nông lâm thủy sản vẫn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu dự báo vẫn sẽ vượt qua con số 50 tỷ USD.

 

 

Tập đoàn Cetral Retail tìm kiếm nguồn cung tại Diễn đàn Xuất khẩu 2023 do Bộ Công thương và UBND TP.HCM tổ chức mới đây tại TP.HCM, để đưa nông sản, thực phẩm của Việt Nam vào các hệ thống siêu thị tại Thái Lan. 

Tập đoàn Cetral Retail tìm kiếm nguồn cung tại Diễn đàn Xuất khẩu 2023 do Bộ Công thương và UBND TP.HCM tổ chức mới đây tại TP.HCM, để đưa nông sản, thực phẩm của Việt Nam vào các hệ thống siêu thị tại Thái Lan. 

 

Việt Nam - nơi cung ứng quan trọng của nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu

Với những ưu thế về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng thuận lợi cùng ưu đãi từ các Hiệp định thương mại tự do, liên tục trong vài năm gần đây, kim ngạch xuất khẩu nông sản thủy sản và thực phẩm duy trì tốc độ tăng trưởng trên hai con số.

 

Trong năm 2022, nhiều loại nông sản của nước ta như chuối tươi, khoai lang, tổ yến, bưởi, nhãn, chanh leo, sầu riêng… được cấp phép xuất khẩu sang các thị trường phát triển và có tiêu chuẩn cao trên thế giới như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, New Zealand. Điều này tạo ra cơ hội lớn cho xuất khẩu trái cây.

 

Bà Nguyễn Thảo Hiền, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ, Bộ Công thương đánh giá, năm 2023, trong bối cảnh thị trường nhiều khó khăn, đặc biệt là lạm phát tăng cao ở tất cả các thị trường xuất khẩu chủ lực, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản Việt Nam được dự báo vẫn sẽ vượt qua con số 50 tỷ USD.

 

Việt Nam đã trở thành nơi cung ứng quan trọng của nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu trên thế giới và càng ngày càng khẳng định được vị trí vững chắc trên thị trường quốc tế. 

 

Trong số các sản phẩm nông sản, rau quả là một trong những điểm sáng trong các nhóm ngành hàng xuất khẩu của nước ta. Dự báo cả năm 2023, nhiều khả năng xuất khẩu rau quả sẽ cán đích ở cột mốc lịch sử 5 tỷ USD.

 

Hiện Việt Nam đã xuất khẩu nông sản sang hơn 200 trong tổng số 224 nước và vùng lãnh thổ có quan hệ thương mại, trong đó một số mặt hàng như gạo, cà phê, hồ tiêu, hạt điều... chiếm thị phần lớn, thậm chí đứng đầu thế giới. Việt Nam là nhà cung ứng trong tốp 3 thế giới về cà phê, lớn thứ nhất về hạt điều, lớn thứ nhất về hạt tiêu, lớn thứ ba về gạo,…

 

Tuy nhiên, bà Hiền cho rằng, xuất khẩu nông sản, thủy sản, thực phẩm chế biến vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức từ cả nguyên nhân chủ quan và khách quan. Để đưa nông sản của Việt Nam vào hệ thống phân phối toàn cầu là một thách thức không nhỏ cho các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản do những quy định, luật lệ mới được bổ sung thường xuyên tại các thị trường nhập khẩu trọng yếu nhằm bảo vệ môi trường, đề cao trách nhiệm xã hội.

 

 

 

admicro.vnXem thêm

Tại các hội chợ, triển lãm trong và ngoài nước, tỉnh Bình Phước đem nhiều sản phẩm nông sản đặc trưng của địa phương đi trưng bày, giới thiệu. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Tại các hội chợ, triển lãm trong và ngoài nước, tỉnh Bình Phước đem nhiều sản phẩm nông sản đặc trưng của địa phương đi trưng bày, giới thiệu. Ảnh: Nguyễn Thủy.

 

Nông lâm thủy sản Việt Nam đã có mặt ở trên 200 quốc gia, vùng lãnh thổ

Ở góc độ quản lý, ông Lê Thanh Hòa, Phó Cục trưởng Cục Chất lượng, chế biến và phát triển thị trường, kiêm Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam cho rằng, cùng với việc gia nhập WTO, Việt Nam đã hoàn thiện tất cả các hệ thống văn bản quy định pháp luật trong lĩnh vực an toàn thực phẩm (ATTP), kiểm dịch động thực vật - lĩnh vực liên quan chính đến thương mại nông sản, thực phẩm quốc tế.

 

"Chính việc hoàn thiện hệ thống đó giúp chúng ta tăng năng lực cạnh tranh, góp phần mở rộng thị trường cho các mặt hàng nông sản của Việt Nam", ông Hòa nói và cho biết thêm, trong lĩnh vực nông nghiệp, Chính phủ đã ban hành nhiều Nghị định hướng dẫn, khuyến khích đầu tư vào sản xuất, chế biến và hình thành các chuỗi sản xuất, chế biến, xuất khẩu, nếu hoàn thành những chuỗi này thì giá thành sản phẩm sẽ mang tính cạnh tranh hơn.

 

Hiện cả nước có 2.510 chuỗi cung ứng nông lâm thủy sản an toàn đưa vào các hệ thống siêu thị, chuỗi thực phẩm an toàn. "Đây sẽ là kênh để đưa sản phẩm phân phối và chứng minh cho nhà mua hàng biết được quy trình sản xuất của chúng ta được giám sát từ tất cả các khâu đảm bảo ATTP", ông Hòa nói và đánh giá năng lực chế biến của Việt Nam vượt qua khả năng cung cấp nguyên liệu. 

 

"Sau Covid-19, các hiệp định thương mại tự do đều lồng ghép các quy định tăng trưởng xanh, bền vững bảo vệ môi trường, hệ sinh thái, phúc lợi xã hội, lao động… Nếu chúng ta không tiếp tục hoàn thiện thì sản phẩm của Việt Nam gặp khó khăn khi cạnh tranh trên thị trường thế giới, đặc biệt là thị trường EU, Hoa Kỳ", ông Hòa nêu.

 

Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam cho biết thêm, trong thời gian tới, Bộ NN-PTNT sẽ tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật hài hòa hơn với thực tiễn hội nhập đặt ra. Đầu tư nguồn lực trong công tác quản lý giám sát ATTP ở tất cả các khâu từ sản xuất, thu hoạch, bảo quản, chế biến và kết nối tiêu thụ trong và ngoài nước. Cập nhật qui định, thông tin phân tích thị trường, thị hiếu tiêu dùng để phát triển sản xuất ra sản phẩm phù hợp, đặc biệt là về ATTP.

 

Song song đó, Bộ NN-PTNT cũng đang xây dựng vùng nguyên liệu để phục vụ sản xuất và xuất khẩu; nâng cao hệ thống logistics theo chuỗi cung ứng nông sản, đảm bảo ATTP; giảm tổn thất sau thu hoạch và nâng cao chất lượng nông lâm thủy sản

 

Đồng thời, đổi mới công tác phổ biến, tập huấn/hỗ trợ người dân và doanh nghiệp về quản lý chất lượng, ATTP, ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số và kênh số kết nối thị trường và người tiêu dùng. Đàm phán mở thêm thị trường, đặc biệt là mở cửa thị trường đối với các sản phẩm rau củ quả. Đổi mới hoạt động truyền thông quảng bá, xúc tiến thương mại có trọng tâm, trọng điểm chiến lược dài hạn.

 

Tính đến năm 2022, cả nước có trên 21.500 cơ sở chế biến, trong đó hơn 7.500 doanh nghiệp và 14.000 hộ kinh doanh.

 

Đến nay, nông lâm thủy sản của Việt Nam đã có mặt ở trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ với kim ngạch xuất khẩu 2022 đạt trên 53 tỷ USD

Mỗi sản phẩm là một câu chuyện

Trong nhiều năm qua, Tập đoàn Central Retail đã phối hợp với Bộ Công thương tổ chức Tuần hàng Việt Nam tại Thái Lan giúp doanh nghiệp quảng bá thương hiệu, gia tăng cơ hội bán hàng vào kênh phân phối của Thái Lan. Do đó, ông Paul Lê, Phó Chủ tịch Tập đoàn Central Retail Việt Nam cho rằng, muốn đưa nông sản, hàng vào các hệ thống phân phối, doanh nghiệp phải nắm rõ nhu cầu, thông tin thị trường. Đặc biệt, khi tham gia các chương trình xúc tiến thương mại, kết nối xuất khẩu, doanh nghiệp cần phải kể câu chuyện sản phẩm của mình thay vì chỉ trưng ra những sản phẩm thông thường.

 

Ông Lê Thành Trung, Quản lý thương mại về Chuỗi giá trị thực phẩm tươi Central Retail Việt Nam cho biết, tại Tuần hàng Việt Nam tại Thái Lan năm 2022, một doanh nghiệp thủy sản của Việt Nam tại Cà Mau đã thu hút sự quan tâm của khách hàng khi có cách tiếp cận thị trường một cách chủ động.

 

"Doanh nghiệp này đem đến hội chợ hai sản phẩm gồm bánh phồng tôm và tôm khô Cà Mau. Sau khi bố trí gian hàng tại hội chợ, doanh nghiệp đã chủ động đến các chợ truyền thống, siêu thị tại Thái Lan để tìm hiểu về các sản phẩm tương tự. Khi tham gia phiên kết nối B2B, doanh nghiệp đã hiểu được thị trường, và đem câu chuyện về sản phẩm con tôm rừng của Cà Mau, qua đó kể về câu chuyện sản phẩm làng nghề, tạo sinh kế cho các hộ nông dân xung quanh...", ông Trung nói và khẳng định ngoài kỹ năng cứng là chuẩn bị hồ sơ giấy tờ, doanh nghiệp phải có kỹ năng mềm để tìm hiểu thị trường.

Bình luận