Báo cáo về các kịch bản GDP với Chính phủ là một trong những nhiệm vụ Bộ Kế hoạch và Đầu tư được Chính phủ giao từ đầu năm. Sau mỗi quý, Bộ phải cập nhật lại kịch bản tăng trưởng gắn với kịch bản đã đề ra tại Nghị quyết số 01/2023 để phục vụ mục tiêu chỉ đạo, điều hành của Chính phủ và Thủ tướng. Tuy nhiên, tôi xin nói rõ: Kịch bản đó không phải kịch bản dự báo, mà là kịch bản để điều hành…”, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương nhấn mạnh tại Tọa đàm Kinh tế việt Nam vượt những "cơn gió ngược", do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức.
Thứ trưởng chia sẻ thêm, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tham mưu, báo cáo Chính phủ 3 kịch bản tăng trưởng, trong đó kịch bản thấp là 5%, kịch bản giữa là 5,5%, kịch bản cao là 6%. Bất kỳ kịch bản nào đều cần sự nỗ lực, cố gắng lớn. Với tinh thần chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ và Thủ tướng, chúng ta phấn đấu đạt kết quả cao nhất có thể trong năm 2023. So với bình diện chung của khu vực và thế giới, kết quả của chúng ta khá tích cực, nhưng không phải vì thế mà hài lòng và ngừng phấn đầu.
Cũng theo Thứ trưởng, tất cả các giải pháp chúng ta đã đề ra từ đầu năm đến nay, cũng như giải pháp tức thì trong 3 tháng cuối năm đều để cố gắng đạt các chỉ tiêu tốt nhất. Lạc quan một chút, nếu tăng trưởng kinh tế cả năm khoảng 6%, quý IV cần tăng 10,6%. Chúng ta đã chứng kiến con số 10% trong quý III của năm trước so với nền âm của năm 2021. Tuy nhiên, chúng ta có thách thức là nền tăng trưởng quý IV của năm 2022 khá cao, do vậy kết quả 10,6% trong quý IV năm nay là thách thức rất lớn, đòi hỏi có sự đột phá trong các động lực chính của tăng trưởng, đặc biệt là từ phía cung
XEM NHIỀU | MỚI NHẤT
Hotline: 0982.588.466
Tạp chí Kinh tế và Dự báo - Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Thời sự
Chính sách
Đầu tư
Kinh tế - Xã hội
Chiến lược - Quy hoạch
Dự báo kinh tế
Tài chính - Ngân hàng
Chứng khoán
Ngân hàng
Tài chính
Doanh nghiệp
Pháp lý doanh nghiệp
Nhịp sống doanh nghiệp
Hỏi - Đáp
Đổi mới sáng tạo
Diễn đàn khoa học
Nghiên cứu - Trao đổi
Công bố nghiên cứu
Thông tin khoa học
Quốc tế
PHIÊN BẢN MÁY TÍNH
© Based on MasterCMS Ultimate Edition v2.9 2021
TRANG CHỦ DỰ BÁO KINH TẾ
Thủ tướng giao nhiệm vụ phải đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế cao nhất
10:04 | 06/10/2023Dự báo kinh tế
Theo Thứ trưởng Trần Quốc Phương, phải nỗ lực hơn nữa trong 3 tháng cuối năm để đạt kết quả mong đợi. Trên tinh thần ấy, Thủ tướng giao nhiệm vụ phải đạt mục tiêu cao nhất.
“Báo cáo về các kịch bản GDP với Chính phủ là một trong những nhiệm vụ Bộ Kế hoạch và Đầu tư được Chính phủ giao từ đầu năm. Sau mỗi quý, Bộ phải cập nhật lại kịch bản tăng trưởng gắn với kịch bản đã đề ra tại Nghị quyết số 01/2023 để phục vụ mục tiêu chỉ đạo, điều hành của Chính phủ và Thủ tướng. Tuy nhiên, tôi xin nói rõ: Kịch bản đó không phải kịch bản dự báo, mà là kịch bản để điều hành…”, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương nhấn mạnh tại Tọa đàm Kinh tế việt Nam vượt những "cơn gió ngược", do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức.
Thứ trưởng chia sẻ thêm, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tham mưu, báo cáo Chính phủ 3 kịch bản tăng trưởng, trong đó kịch bản thấp là 5%, kịch bản giữa là 5,5%, kịch bản cao là 6%. Bất kỳ kịch bản nào đều cần sự nỗ lực, cố gắng lớn. Với tinh thần chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ và Thủ tướng, chúng ta phấn đấu đạt kết quả cao nhất có thể trong năm 2023. So với bình diện chung của khu vực và thế giới, kết quả của chúng ta khá tích cực, nhưng không phải vì thế mà hài lòng và ngừng phấn đầu.
Thủ tướng giao nhiệm vụ phải đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế cao nhất
Theo Thứ trưởng Trần Quốc Phương, phải nỗ lực phấn đấu và nỗ lực hơn nữa trong 3 tháng cuối năm để đạt kết quả mong đợi. Trên tinh thần ấy, Thủ tướng giao nhiệm vụ phải đạt mục tiêu cao nhất (6%). Ảnh: VGP
Cũng theo Thứ trưởng, tất cả các giải pháp chúng ta đã đề ra từ đầu năm đến nay, cũng như giải pháp tức thì trong 3 tháng cuối năm đều để cố gắng đạt các chỉ tiêu tốt nhất. Lạc quan một chút, nếu tăng trưởng kinh tế cả năm khoảng 6%, quý IV cần tăng 10,6%. Chúng ta đã chứng kiến con số 10% trong quý III của năm trước so với nền âm của năm 2021. Tuy nhiên, chúng ta có thách thức là nền tăng trưởng quý IV của năm 2022 khá cao, do vậy kết quả 10,6% trong quý IV năm nay là thách thức rất lớn, đòi hỏi có sự đột phá trong các động lực chính của tăng trưởng, đặc biệt là từ phía cung
Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Phan Đức Hiếu
Chúng ta phải hiểu rõ bản chất kịch bản của Chính phủ. Đây là kịch bản điều hành để ra quyết sách, giải pháp, không phải là thực thi vai trò một tổ chức dự báo về tăng trưởng.
Trong đó, tăng trưởng quý IV phụ thuộc nhiều vào tốc độ phục hồi sản xuất công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến, chế tạo, ngành xuất khẩu lớn của chúng ta là sản phẩm điện tử. Nếu có sự gia tăng nhu cầu tại các thị trường xuất khẩu lớn, chủ lực, thì chúng ta có thêm động lực quan trọng.
Theo Thứ trưởng Trần Quốc Phương, cầu đầu tư tiếp tục tăng trưởng dương, nhưng tăng trưởng tiêu dùng hiện vẫn yếu. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ mới đạt 9%. Đối với các thời kỳ nước ta có mức độ tăng trưởng cao, thì lĩnh vực này phải lên tới 12-13%. Như vậy, phải có giải pháp để thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng trong nước. Hoạt động du lịch, tiêu dùng trong nước dịp cuối năm và cận kề Tết Nguyên đán 2024 là cơ sở để kỳ vọng thị trường trong nước cũng sẽ là trụ đỡ cho tăng trưởng.
Liên quan đến xuất khẩu, chúng ta phụ thuộc vào thị trường quốc tế. Mặc dù vậy, doanh nghiệp cũng đang nỗ lực, cố gắng để tìm kiếm đơn hàng dịp cuối năm, gia tăng sản lượng, hỗ trợ người lao động có việc làm, thu nhập.
Với xu thế cũng như những dịch chuyển tích cực như hiện nay, có thể chắc chắn rằng, trong 3 tháng cuối năm, các hoạt động của nền kinh tế sẽ sôi động. Tất nhiên còn nhiều vấn đề chúng ta cần quan tâm hơn, như mức độ đóng góp, mức độ tăng trưởng, các giá trị tạo ra ở mức độ nào, đóng góp bao nhiêu cho tăng trưởng kinh tế. Nhưng điều đáng mừng là ít nhất chúng ta thấy rằng nền kinh tế sôi động, đó là mô men tốt để chúng ta bước sang năm 2024. Về mặt dự báo vẫn còn khó khăn nhưng cơ hội không phải là không có.
Do vậy, tôi cho rằng, với 3 tháng cuối năm, cái đầu tiên rất sôi động và có lẽ Chính phủ và Thủ tướng sẽ chỉ đạo quyết liệt là thúc đẩy đầu tư công. Chỉ 3 tháng nhưng chúng ta còn 50% vốn phải giải ngân.”, Thứ trưởng Trần Quốc Phương chia sẻ.
Thứ hai là tín hiệu của khu vực công nghiệp và xây dựng, quý III đã tăng trên 5%. Đây là tín hiệu khá tốt và có thể sẽ giữ được mô men này trong quý IV. Và tăng trưởng thêm nữa của lĩnh vực công nghiệp sẽ tác động lớn đến tăng trưởng GDP.
Thứ ba là tiêu dùng trong nước, chúng tôi kỳ vọng là thời điểm cuối năm, theo chu kỳ và nhân dịp Tết, các kỳ nghỉ lễ, tiêu dùng cuối năm sẽ lên cao hơn so với các quý trước, Thứ trưởng dự báo./.