Điều khiển 'đội quân' 200 tổ ong nhả mật, một hợp tác xã của tỉnh Phú Thọ thu 900 triệu đồng

Bình luận · 215 Lượt xem

Ngày càng nhiều tổ hợp tác, HTX nuôi ong lấy mật được thành lập, phát triển mật ong thành sản phẩm OCOP, mang lại thu nhập cao cho người dân. Từ mô hình nuôi ong mật, nhiều hộ nông dân ở Phú Thọ vươn lên làm giàu.

Những năm qua, nghề nuôi ong lấy mật phát triển khá mạnh ở các đại phương miền núi của tỉnh Phú Thọ. Nghề nuôi ong lấy mật đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho một bộ phận người dân, giảm tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều mới.

 

Bước đột phá để phát triển nghề nuôi ong

Nghề nuôi ong lấy mật ở xã Gia Điền (huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ) đã có từ lâu đời, tuy nhiên ban đầu chỉ là những hộ nhỏ lẻ và chủ yếu phục vụ nhu cầu gia đình. Đầu năm 2010, nhận thấy giá trị kinh tế từ việc nuôi ong lấy mật nên các hộ dân đã thành lập tổ hợp tác ong Đoàn Kết, xã Gia Điền với 5 thành viên.

Ông Nguyễn Văn Kỷ, Tổ trưởng tổ hợp tác ong Đoàn Kết cho biết, sau khi thành lập tổ hợp tác, nghề nuôi ong ở Gia Điền phát triển mạnh. 

Đặc biệt, tổ hợp tác được chính quyền địa phương, cơ quan chức năng quan tâm, tổ chức những lớp tập huấn, hướng dẫn nuôi ong mật, tạo điều kiện tham gia hội thảo về mô hình nuôi ong, từ đó nâng cao năng lực quản lý, phát triển tổ hợp tác chuyên sâu về nghề nuôi ong mật.

 

Cũng theo ông Kỷ, mật ong của tổ hợp tác trở thành sản phẩm đặc trưng, nổi tiếng của địa phương huyện Hạ Hòa nói riêng, tỉnh Phú Thọ nói chung. Những giọt mật ong mang hương vị của thiên nhiên, núi rừng thơm ngon, sánh mịn, vàng óng, không lẫn vào đâu được.

 AaAa+

 

 Danviet.vn 

Nhà nông

 05/10/2023 13:22 GMT+7

 

Điều khiển 'đội quân' 200 tổ ong nhả mật, một hợp tác xã của tỉnh Phú Thọ thu 900 triệu đồng

 Hoan Nguyễn

Dân Việt trên

 

Ngày càng nhiều tổ hợp tác, HTX nuôi ong lấy mật được thành lập, phát triển mật ong thành sản phẩm OCOP, mang lại thu nhập cao cho người dân. Từ mô hình nuôi ong mật, nhiều hộ nông dân ở Phú Thọ vươn lên làm giàu.

 

 Bình luận 0

Ở một xã miền núi của Phú Thọ đến hộ nghèo cũng hiến đất làm đường, nông thôn mới thêm sạch, đẹp

Hội Nông dân huyện Cẩm Khê (Phú Thọ) giúp hòa giải thành công hơn 750 vụ việc

Mô hình ICM trên giống lúa TBR 225 là gì mà nông dân Phú Thọ thu lãi cao hơn 8 triệu đồng/ha?

Hơn 99% người dân một huyện của tỉnh Phú Thọ hài lòng về điều gì trong xây dựng nông thôn mới?

Những năm qua, nghề nuôi ong lấy mật phát triển khá mạnh ở các đại phương miền núi của tỉnh Phú Thọ. Nghề nuôi ong lấy mật đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho một bộ phận người dân, giảm tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều mới.

 

Bước đột phá để phát triển nghề nuôi ong

Nghề nuôi ong lấy mật ở xã Gia Điền (huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ) đã có từ lâu đời, tuy nhiên ban đầu chỉ là những hộ nhỏ lẻ và chủ yếu phục vụ nhu cầu gia đình. Đầu năm 2010, nhận thấy giá trị kinh tế từ việc nuôi ong lấy mật nên các hộ dân đã thành lập tổ hợp tác ong Đoàn Kết, xã Gia Điền với 5 thành viên.

 

Lập tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất mật ong rừng, gắn sao OCOP nức tiếng - Ảnh 1.

Nghề nuôi ong lấy mật đã trở thành nghề phát triển kinh tế nông nghiệp ở Phú Thọ. Ảnh: N.H

 

Ông Nguyễn Văn Kỷ, Tổ trưởng tổ hợp tác ong Đoàn Kết cho biết, sau khi thành lập tổ hợp tác, nghề nuôi ong ở Gia Điền phát triển mạnh. 

 

Chỉ trong thời gian ngắn, đàn ong của tổ hợp tác từ 120 đàn đã nâng lên hơn 300 đàn ngay trong năm 2010. Đến nay, tổ hợp tác đã thu hút hơn 100 thành viên, phát triển lên tới hơn 1.000 đàn ong mật, sản xuất ra hàng trăm lít mật ong mỗi tháng.

 

Đặc biệt, tổ hợp tác được chính quyền địa phương, cơ quan chức năng quan tâm, tổ chức những lớp tập huấn, hướng dẫn nuôi ong mật, tạo điều kiện tham gia hội thảo về mô hình nuôi ong, từ đó nâng cao năng lực quản lý, phát triển tổ hợp tác chuyên sâu về nghề nuôi ong mật.

 

Cũng theo ông Kỷ, mật ong của tổ hợp tác trở thành sản phẩm đặc trưng, nổi tiếng của địa phương huyện Hạ Hòa nói riêng, tỉnh Phú Thọ nói chung. Những giọt mật ong mang hương vị của thiên nhiên, núi rừng thơm ngon, sánh mịn, vàng óng, không lẫn vào đâu được.

 

Lập tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất mật ong rừng, gắn sao OCOP nức tiếng - Ảnh 2.

Sản phẩm "Mật ong hương ngàn Đất Tổ" hiện nay đã được gắn sao OCOP, mang lại thu nhập cao cho người dân. Ảnh: N.H

 

Năm 2020, sản phẩm mật ong hương ngàn Đất Tổ của tổ hợp tác ong Đoàn Kết đạt OCOP 3 sao. Đồng thời, sản phẩm được giới thiệu, quảng bá tại các hội chợ xúc tiến thương mại, bày bán trong siêu thị tỉnh Phú Thọ và một số tỉnh thành lân cận. Giá mật ong bán dao động từ 150.000 - 200.000 đồng/lít, thị trường tiêu thụ ngày càng mở rộng quy mô, gia tăng số lượng.

 

Chính hướng đi, bước đột phá thành lập tổ hợp tác nuôi ong mật tại xã Gia Điền đã giúp vừa giải quyết được việc làm tại chỗ cho nhiều người nông dân, vừa góp phần xóa đói, giảm nghèo tại địa phương. Từ mô hình nuôi ong mật, nhiều hộ nông dân vươn lên làm giàu, góp phần tích cực vào phong trào phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới ở xã Gia Điền.

 

Hiệu quả từ mô hình tổ hợp tác, hợp tác xã nuôi ong lấy mật

Trước đây, người dân ở xã Dị Nậu (huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ) chủ yếu nuôi ong theo hướng tự phát, mỗi hộ chỉ nuôi vài đàn, năng suất thấp, sản phẩm làm ra chủ yếu phục vụ nhu cầu tại chỗ.

Tận dụng tiềm năng khí hậu, địa hình, nguồn hoa rừng tự nhiên sẵn có quanh năm, tháng 8/2022, HTX Mật ong hương rừng Trung Du được thành lập và chọn nghề nuôi ong lấy mật làm hướng phát triển kinh tế.

Từ quy mô 150 đàn ong ban đầu, đến nay, HTX có gần 200 đàn ong, sản lượng thu được khoảng 4.000 lít, bán với giá từ 200.000-300.000 đồng/lít, mang về doanh thu đạt trên 900 triệu đồng.

 

Chị Tạ Thị Phương Bình, Giám đốc HTX Mật ong hương rừng Trung Du chia sẻ, để nghề nuôi ong lấy mật phát triển chuyên nghiệp, hiệu quả, đòi hỏi đầu tư, áp dụng kỹ thuật cao. Quá trình nuôi ong, thành viên HTX phải nhất quán tuân thủ quy trình kỹ thuật chăm sóc để đảm bảo cả về sản lượng và chất lượng mật ong sản phẩm.

 

Quan trọng nhất, giai đoạn thu mật cần phải thực hiện đúng thời gian mật chín tự nhiên, để mật ong thu được đậm đặc, đảm bảo được các khoáng chất, vitamin thiết yếu.

Theo chị Bình, HTX Mật ong hương rừng Trung Du hiện đang tập trung đẩy mạnh tìm hiểu, nghiên cứu những phương pháp kỹ thuật nuôi ong hiện đại để ứng dụng vào sản xuất, nhằm tăng chất lượng sản phẩm mật ong; tăng cường liên kết sản xuất, xúc tiến giới thiệu, quảng bá để tạo đầu ra tiêu thụ ổn định cho sản phẩm.

 

Để đáp ứng nhu cầu thị trường tiêu thụ, trong thời gian tới, HTX Mật ong hương rừng Trung Du sẽ tiếp tục hỗ trợ các thành viên nâng cao kỹ thuật chăm sóc, thu hoạch mật ong, đầu tư thêm máy móc, nâng cao chất lượng sản phẩm. 

 

HTX cũng sẽ đẩy mạnh thu hút thêm thành viên mới để tăng đàn ong nuôi lấy mật. Đồng thời, tăng cường liên kết mở rộng thị trường tiêu thụ ra một số tỉnh lân cận như Hòa Bình, Vĩnh Phúc, Yên Bái, Tuyên Quang và thị trường miền Nam…

 

"Cuối năm 2022, sản phẩm Mật ong hương rừng Dị Nậu của HTX được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao. Để xây dựng thương hiệu mật ong bền vững, tiến lên nâng sao cho sản phẩm mật ong, HTX Mật ong hương rừng Trung Du tiếp tục chú trọng đến việc đảm bảo chất lượng mật ong, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, thiết kế đóng gói, nhãn mác bao bì sản phẩm" - Giám đốc HTX Tạ Thị Phương Bình nhấn mạnh.

 

Bà Lê Thị Quỳnh, Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Phú Thọ, việc thành lập các tổ hợp tác, hợp tác xã đã giúp nông dân từng bước thay đổi tư duy sản xuất theo hướng hàng hóa, gia tăng thu nhập, nâng tầm giá trị và thương hiệu sản phẩm đặc trưng của địa phương. Qua đó, tạo công ăn việc làm, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho thành viên HTX và người lao động tại địa phương, góp phần tích cực vào phong trào xây dựng nông thôn mới.

Bình luận