Hợp tác xã nông nghiệp linh hoạt trong ổn định nguồn nguyên liệu

Bình luận · 211 Lượt xem

Trước tình hình giá lúa đang tăng cao, đã kéo theo giá thành các sản phẩm gạo của các hợp tác xã (HTX) đưa ra thị trường gặp không ích khó khăn, nhất là trong khâu liên kết theo chuỗi giữa HTX và nông dân. Để ổn định đầu ra

Với thương hiệu “Gạo Quê tôi”, sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 3 sao của DNTN Thuận Thiên (xã Ngọc Biên, huyện Trà Cú) được liên kết với HTX nông nghiệp Ngọc Biên trong xây dựng chuỗi liên kết cung ứng lúa và sản xuất gạo thương phẩm. Do phải duy trì ổn định sản lượng nhất định trong cung ứng “Gạo Quê tôi” ra thị trường là các cửa hàng OCOP, các chợ trung tâm nên giá bán luôn được duy trì theo hợp đồng

Trước tình hình giá lúa tăng cao hiện nay, theo ông Lê Phúc Hiền, Chủ tịch Hội đồng quản trị, kiêm Giám đốc HTX nông nghiệp Ngọc Biên, chia sẻ: hiện nay, HTX ký hợp đồng với nông dân và thành viên trong HTX khi giá lúa xuống thấp, sẽ thu mua với giá lúa (ST25) ổn định là 7.000 đồng/kg (vụ đông - xuân); sau đó, tình hình giá lúa ngoài thị trường tăng lên, HTX thu mua theo thị trường là 8.000 đồng/kg. Trong khi đó, HTX ký với các cửa hàng và đại lý giao gạo ST25 với thương hiệu “Gạo Quê tôi” vào thời điểm đầu vụ là 120.000 đồng/túi 05kg (khi đó, giá lúa đầu vào 7.600 đồng/kg), trong suốt gần 03 tháng nay, giá gạo bán ra vẫn không thay đổi, mặc dù giá lúa đầu vào tăng hơn 1.000 đồng/kg

Cũng theo ông Lê Phúc Hiền, để giảm lỗ và duy trì nguồn hàng ổn định trong khâu cung ứng, phía DNTN Thuận Thiên và HTX nông nghiệp Ngọc Biên vẫn đảm bảo giá thỏa thuận và ký kết như ban đầu; nhưng việc cung ứng gạo cho các điểm sẽ được cắt giảm, tương ứng với sản lượng gạo bán ra thực tế từ các cửa hàng, đại lý…; tránh tình trạng “ôm hàng” và “ngâm hàng” tại các điểm cung ứng bán lẻ, nhằm hạn chế và cắt lỗ cho doanh nghiệp và HTX.

Đối với HTX nông nghiệp Rạch Lọp, xã Tân Hùng, huyện Tiểu Cần có sản phẩm thương hiệu “Gạo Rạch Lọp” bán trên thị trường, nhưng chủ yếu cung ứng cho các bếp ăn tập thể, sạp gạo bán lẻ tại các chợ… Từ đó, giá gạo luôn được thay đổi theo giá thị trường trong các đợt giao hàng.

Ông Huỳnh Đăng Khoa, Chủ tịch Hội đồng quản trị HTX cho biết: các giống lúa đang được các thành viên tham gia đăng ký liên kết sản xuất ở vụ hè - thu năm 2023 là OM 5451, Đài thơm 8; thời điểm HTX ký với nông dân thu mua giá 8.200 đồng/kg (cao hơn thị trường khoảng 300 đồng/kg). Sản lượng gạo thường được HTX ổn định trong việc đóng gói và đưa ra thị trường khoảng 300 tấn/vụ.

Hiện nay, giá lúa tăng và lên xuống liên tục; đối với các HTX nông nghiệp không bán sản phẩm trực tiếp (gạo) và có thương hiệu gạo sẽ ít bị chi phối bởi giá lúa tăng hiện nay.

Ông Nguyễn Văn Phước, Giám đốc HTX nông nghiệp Phú Cần, huyện Tiểu Cần cho biết: đối với HTX do chưa lưu thông bán mặt hàng gạo, chủ yếu đứng ra làm cầu nối giữa doanh nghiệp thực hiện hợp đồng với nông dân, thành viên HTX để thu mua lúa. Do đó, giá lúa được nông dân ký kết ngay tại thời điểm trước khi thu hoạch từ 05 - 07 ngày.

Với giá lúa vụ hè - thu hiện nay (thu mua tại ruộng ngày 15/9/2023) ở giống ST25 đang được HTX nông nghiệp Ngọc Biên thu mua là 8.400 đồng/kg (tăng hơn 400 đồng/kg so với vụ hè - thu). Tổng diện tích lúa được HTX Ngọc Biên liên kết với nông dân trên địa bàn huyện Trà Cú hiện còn khoảng 300ha, đang được thu hoạch; nói về những khó khăn trong thời gian tới trước tình hình giá lúa tăng, ông Lê Phúc Hiền chia sẻ: mỗi vụ lúa, hợp tác luôn duy trì khoảng 300 tấn gạo trong kho để đảm bảo cung ứng cho các đối tác. Nếu thời gian tới, giá lúa “lao dốc” sẽ ảnh hưởng rất lớn đến các HTX có sản phẩm gạo OCOP bán trên thị trường, vì đầu vào đang ở mức cao. Đây cũng là một bài toán khó cho các HTX nông nghiệp có sản phẩm gạo đóng gói sẵn.

Bình luận