Nuôi dê nhốt chuồng thích ứng khí hậu ven biển

Bình luận · 217 Lượt xem

Mô hình nuôi dê nhốt chuồng đang được người dân vùng ven biển ưu tiên lựa chọn, vừa ổn định sinh kế, vừa thích ứng tốt với điều kiện biến đổi khí hậu.

Trong tiến trình triển khai kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp, tỉnh Sóc Trăng hướng đến việc đa dạng hóa đối tượng vật nuôi. Trong đó ưu tiên lựa chọn những vật nuôi có khả năng thích ứng tốt với biến đổi khí hậu.

 

Hiện nay, nghề chăn nuôi dê nhốt chuồng là một trong những mô hình phát triển lớn mạnh cả về tổng đàn và hình thức nuôi ở tỉnh Sóc Trăng. Qua đó giúp ổn định sinh kế cho người dân khu vực nông thôn, đặc biệt là những địa phương trực tiếp chịu ảnh hưởng của thời tiết bất lợi.

 

Tại huyện Cù Lao Dung, hàng năm bước vào mùa khô, địa phương ven biển này thường xuyên bị nước mặn tấn công. Từ đó, ngành nông nghiệp huyện khuyến khích hộ chăn nuôi đa dạng hóa đối tượng vật nuôi mới, trong đó nuôi dê nhốt chuồng là mô hình được ưu tiên lựa chọn do có đặc tính nổi trội là chịu được độ mặn dưới 7 phần nghìn.

 

Ngoài ra, nguồn thức ăn phục vụ chăn nuôi dê của địa phương khá phong phú, nông dân địa phương tận dụng các phế phụ phẩm trong trồng trọt bổ sung cho dê, tiết giảm đáng kể chi phí sản xuất.

 

Gia đình ông Nguyễn Văn Bé ở ấp Đoàn Văn Tố, xã Đại Ân 1, huyện Cù Lao Dung hiện đang sở hữu 30 con dê cái. Mỗi năm đàn dê sinh sản một lần, tương đương được 60 dê con. Dê được nuôi trong vòng 9 tháng, trọng lượng mỗi con sẽ đạt gần 30kg.

 

So với nhiều đối tượng vật nuôi khác, khoảng thời gian từ nuôi đến khi xuất bán của dê có thể kéo dài hơn, nhưng bù lại lợi nhuận sau khi trừ chi phí tương đối cao, khoảng 80.000 đồng/kg thịt dê thương phẩm. Cũng nhờ mô hình chăn nuôi dê nhốt chuồng đã giúp gia đình ông Bé có cuộc sống tiện nghi và thoải mái hơn trước rất nhiều.

 

Vài năm trở lại đây, mô hình chăn nuôi dê nhốt chuồng cũng bắt đầu phát triển mạnh tại huyện Long Phú. Thay vì nuôi dê thả lan, nhiều nông hộ có sự đầu tư kỹ lưỡng hơn về mặt chuồng trại, phát triển chăn nuôi dê theo hướng nuôi nhốt trên nhà sàn.

 

Hình thức chăn nuôi này giúp đàn dê hạn chế được rủi ro dịch bệnh trong quá trình sinh trưởng và phát triển khi gặp điều kiện môi trường không đảm bảo. Ngoài ra, với lượng phân thu được trong quá trình chăn nuôi dê cũng được nhiều bà con tận dụng để bón cho cây trồng.

Từ hiệu quả kinh tế mang lại, các biện pháp vệ sinh chuồng trại hay phòng ngừa dịch bệnh trên đàn dê được các hộ nuôi tuân thủ nghiêm ngặt. Khi dê vừa hoàn thành quá trình sinh sản, ông Trần Huệ Chi ở ấp Phú Thứ, xã Phú Hữu, huyện Long Phú thực hiện tiêm ngừa tụ huyết trùng.

 

Đến thời điểm dê con trong giai đoạn phát triển ông bổ sung thêm thức ăn để vỗ béo cho dê bằng cách cân đối 85% thức ăn thô là cỏ và 15% thức ăn hỗn hợp dạng viên chế biến sẵn dành cho dê. Bên cạnh đó, cách 2 tuần vệ sinh chuồng trại và phun thuốc khử trùng chuồng trại.

 

Tính đến nay, tổng đàn dê trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng đã phát triển gần 10.000 con. Thực tế phát triển chăn nuôi dê những năm gần đây cho thấy, phát triển đàn dê ở vùng nước lợ mang đến nhiều ưu thế hơn so với phát triển đàn trâu, bò.

 

Tuy nhiên, để mang lại hiệu quả sản xuất như mong muốn, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh khuyến cáo hộ nuôi quan tâm đến vấn đề chọn mua giống tại các cơ sở có uy tín, an toàn dịch bệnh. Bên cạnh đó, dê mới mua về cần được cách ly 30 - 40 ngày trước khi nhốt chuồng. Chuồng nuôi cần phải được vệ sinh sạch sẽ và tiêu độc sát trùng định kỳ, nhằm tiêu diệt mầm bệnh.

 

Khâu thức ăn là cũng cần được quan tâm, bởi yếu tố này quyết định đến tốc độ sinh trưởng của đàn dê, nhất là khi dê được nuôi theo hình thức nhốt chuồng. Nguồn thức ăn phải đảm bảo đầy đủ thành phần từ thức ăn thô xanh, tinh, thức ăn bổ sung và hỗn hợp.

 

 

A

A

Khuyến nông Chăn nuôi Thú y Trồng trọt Khoa học - Công nghệ

Nuôi dê nhốt chuồng thích ứng khí hậu ven biển

Thứ Hai 02/10/2023 , 15:45 (GMT+7)

SÓC TRĂNG Mô hình nuôi dê nhốt chuồng đang được người dân vùng ven biển ưu tiên lựa chọn, vừa ổn định sinh kế, vừa thích ứng tốt với điều kiện biến đổi khí hậu.

 

 

Nuôi dê nhốt chuồng trong vườn tiêu, thu tiền tỷ

Vĩnh Long: Nuôi dê nhốt chuồng thu nhập khá

Tháng cao điểm vệ sinh phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi

Nuôi dê dễ có tiền

Mô hình nuôi dê nhốt chuồng đang phát triển mạnh ở tỉnh Sóc Trăng cả về tổng đàn và hình thức nuôi, giúp người dân nông thôn có sinh kế ổn định. Ảnh: Kim Anh.

Mô hình nuôi dê nhốt chuồng đang phát triển mạnh ở tỉnh Sóc Trăng cả về tổng đàn và hình thức nuôi, giúp người dân nông thôn có sinh kế ổn định. Ảnh: Kim Anh.

 

Trong tiến trình triển khai kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp, tỉnh Sóc Trăng hướng đến việc đa dạng hóa đối tượng vật nuôi. Trong đó ưu tiên lựa chọn những vật nuôi có khả năng thích ứng tốt với biến đổi khí hậu.

 

Hiện nay, nghề chăn nuôi dê nhốt chuồng là một trong những mô hình phát triển lớn mạnh cả về tổng đàn và hình thức nuôi ở tỉnh Sóc Trăng. Qua đó giúp ổn định sinh kế cho người dân khu vực nông thôn, đặc biệt là những địa phương trực tiếp chịu ảnh hưởng của thời tiết bất lợi.

 

Tại huyện Cù Lao Dung, hàng năm bước vào mùa khô, địa phương ven biển này thường xuyên bị nước mặn tấn công. Từ đó, ngành nông nghiệp huyện khuyến khích hộ chăn nuôi đa dạng hóa đối tượng vật nuôi mới, trong đó nuôi dê nhốt chuồng là mô hình được ưu tiên lựa chọn do có đặc tính nổi trội là chịu được độ mặn dưới 7 phần nghìn.

 

Ngoài ra, nguồn thức ăn phục vụ chăn nuôi dê của địa phương khá phong phú, nông dân địa phương tận dụng các phế phụ phẩm trong trồng trọt bổ sung cho dê, tiết giảm đáng kể chi phí sản xuất.

 

Gia đình ông Nguyễn Văn Bé ở ấp Đoàn Văn Tố, xã Đại Ân 1, huyện Cù Lao Dung hiện đang sở hữu 30 con dê cái. Mỗi năm đàn dê sinh sản một lần, tương đương được 60 dê con. Dê được nuôi trong vòng 9 tháng, trọng lượng mỗi con sẽ đạt gần 30kg.

 

So với nhiều đối tượng vật nuôi khác, khoảng thời gian từ nuôi đến khi xuất bán của dê có thể kéo dài hơn, nhưng bù lại lợi nhuận sau khi trừ chi phí tương đối cao, khoảng 80.000 đồng/kg thịt dê thương phẩm. Cũng nhờ mô hình chăn nuôi dê nhốt chuồng đã giúp gia đình ông Bé có cuộc sống tiện nghi và thoải mái hơn trước rất nhiều.

 

Vài năm trở lại đây, mô hình chăn nuôi dê nhốt chuồng cũng bắt đầu phát triển mạnh tại huyện Long Phú. Thay vì nuôi dê thả lan, nhiều nông hộ có sự đầu tư kỹ lưỡng hơn về mặt chuồng trại, phát triển chăn nuôi dê theo hướng nuôi nhốt trên nhà sàn.

 

Hình thức chăn nuôi này giúp đàn dê hạn chế được rủi ro dịch bệnh trong quá trình sinh trưởng và phát triển khi gặp điều kiện môi trường không đảm bảo. Ngoài ra, với lượng phân thu được trong quá trình chăn nuôi dê cũng được nhiều bà con tận dụng để bón cho cây trồng.

 

Phụ phẩm trong trồng trọt là nguồn thức ăn phong phú phục vụ chăn nuôi, nhất là mô hình nuôi dê nhốt chuồng, giúp tiết giảm đáng kể chi phí. Ảnh: Kim Anh.

Phụ phẩm trong trồng trọt là nguồn thức ăn phong phú phục vụ chăn nuôi, nhất là mô hình nuôi dê nhốt chuồng, giúp tiết giảm đáng kể chi phí. Ảnh: Kim Anh.

 

Từ hiệu quả kinh tế mang lại, các biện pháp vệ sinh chuồng trại hay phòng ngừa dịch bệnh trên đàn dê được các hộ nuôi tuân thủ nghiêm ngặt. Khi dê vừa hoàn thành quá trình sinh sản, ông Trần Huệ Chi ở ấp Phú Thứ, xã Phú Hữu, huyện Long Phú thực hiện tiêm ngừa tụ huyết trùng.

 

Đến thời điểm dê con trong giai đoạn phát triển ông bổ sung thêm thức ăn để vỗ béo cho dê bằng cách cân đối 85% thức ăn thô là cỏ và 15% thức ăn hỗn hợp dạng viên chế biến sẵn dành cho dê. Bên cạnh đó, cách 2 tuần vệ sinh chuồng trại và phun thuốc khử trùng chuồng trại.

 

Tính đến nay, tổng đàn dê trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng đã phát triển gần 10.000 con. Thực tế phát triển chăn nuôi dê những năm gần đây cho thấy, phát triển đàn dê ở vùng nước lợ mang đến nhiều ưu thế hơn so với phát triển đàn trâu, bò.

 

Tuy nhiên, để mang lại hiệu quả sản xuất như mong muốn, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh khuyến cáo hộ nuôi quan tâm đến vấn đề chọn mua giống tại các cơ sở có uy tín, an toàn dịch bệnh. Bên cạnh đó, dê mới mua về cần được cách ly 30 - 40 ngày trước khi nhốt chuồng. Chuồng nuôi cần phải được vệ sinh sạch sẽ và tiêu độc sát trùng định kỳ, nhằm tiêu diệt mầm bệnh.

 

Khâu thức ăn là cũng cần được quan tâm, bởi yếu tố này quyết định đến tốc độ sinh trưởng của đàn dê, nhất là khi dê được nuôi theo hình thức nhốt chuồng. Nguồn thức ăn phải đảm bảo đầy đủ thành phần từ thức ăn thô xanh, tinh, thức ăn bổ sung và hỗn hợp.

 

Tổng đàn dê trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng gần 10.000 con và còn nhiều khả năng phát triển mạnh trong thời gian tới. Ảnh: Kim Anh.

Tổng đàn dê trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng gần 10.000 con và còn nhiều khả năng phát triển mạnh trong thời gian tới. Ảnh: Kim Anh.

 

Việc tiêm phòng vacxin ngừa bệnh cho đàn dê cũng cần tuân thủ nghiêm ngặt lịch và chỉ dẫn của cơ quan thú y. Mỗi năm tiêm 2 lần, mỗi lần cách nhau 6 tháng.

 

Ông Nguyễn Văn Mười Hai, Phó trưởng Phòng Chăn nuôi và Thú y, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Sóc Trăng đánh giá, cùng với những ưu điểm nổi trội về đặc tính, như: dễ nuôi, sức đề kháng tốt, khả năng thích ứng tốt với điều kiện biến đổi khí hậu. Nếu hộ nuôi thực hiện đầy đủ các biện pháp kỹ thuật theo khuyến cáo, nghề chăn nuôi dê ở tỉnh Sóc Trăng sẽ còn nhiều khả năng phát triển mạnh tại các địa phương trong tỉnh.

Bình luận