Nông dân những nơi này ở Hà Nội nuôi bò sữa, trồng lúa hữu cơ thu tiền tỷ nhờ liên kết chuỗi

Bình luận · 174 Lượt xem

Để bảo đảm nguồn cung nông sản sạch ra thị trường, thời gian qua, ngành nông nghiệp Hà Nội đã tập trung quy hoạch vùng sản xuất tập trung an toàn, thúc đẩy phát triển kinh tế trang trại và xây dựng được 159 chuỗi liên kết s

Sản xuất theo chuỗi, thu nhập nông dân Hà Nội tăng lên

Tại huyện Gia Lâm, một trong những mô hình tiêu biểu cho chuỗi liên kết sản xuất hiệu quả là HTX Chế biến sữa bò Phù Đổng. Việc duy trì mối liên kết với hơn 40 hộ chăn nuôi bò sữa thời gian qua đã giúp HTX yên tâm về nguồn gốc, chất lượng sữa nguyên liệu, còn các nông hộ, gia trại, trang trại cũng không phải lo lắng về bài toán đầu ra. 

 

Điển hình như gia đình anh Nguyễn Văn Lợi (ở thôn Phù Dực) đã ký hợp đồng cung ứng sữa bò cho HTX Chế biến sữa bò Phù Đổng được 6 năm. Trung bình mỗi ngày, gia đình anh cung cấp cho HTX khoảng 60 lít sữa bò, vì vậy luôn có thu nhập ổn định.

 

Về phía HTX Chế biến sữa bò Phù Đổng, nhờ quy trình liên kết sản xuất – tiêu thụ chuyên nghiệp với sự tham gia của người chăn nuôi, doanh thu của HTX đạt khoảng 1,1 tỷ đồng/tháng.

 

Trên địa bàn Hà Nội hiện có: 1.759 trang trại và 243 trang trại đang ứng dụng công nghệ cao

 

Tương tự, tại huyện Ba Vì, Công ty CP Sữa nông trại Ba Vì cũng đang bắt tay với hơn 20 nông hộ trên địa bàn để sản xuất, chế biến, tiêu thụ các sản phẩm từ sữa. Mỗi ngày đơn vị thu mua từ 1,5 - 2 tấn sữa nguyên liệu từ các nông hộ, gia trại, trang trại. Đối với các hộ ký hợp đồng cung cấp sữa tươi, công ty sẽ cử cán bộ có chuyên môn thực hiện việc hướng dẫn chăn nuôi theo đúng quy trình…, đảm bảo nguồn sữa đưa về nhà máy có chất lượng tốt nhất.

 

Theo đánh giá của Sở NNPTNT Hà Nội, nhờ sớm xác định liên kết chuỗi là "chìa khóa" của nền nông nghiệp bền vững, hiện đại, đảm bảo lợi ích, hài hòa cho các chủ thể cùng tham gia, đồng thời khắc phục tình trạng canh tác manh mún, nhỏ lẻ, mất an toàn thực phẩm, bảo đảm đầu ra cho nông sản nên trên địa bàn đã xuất hiện nhiều mô hình "đầu tàu"...

 

Việc sản xuất theo hướng an toàn không chỉ giúp người nông dân tiêu thụ với giá cao hơn 10-15% so với sản phẩm truyền thống mà còn giúp các ngành chức năng thuận lợi hơn trong quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm…

 

Bình luận