Vườn măng tre 4 mùa của chàng kỹ sư công nghệ

Bình luận · 203 Lượt xem

Ít có cây trồng nào thuận lợi để sản xuất hữu cơ như cây măng tre. Đây cũng là cây mang rất nhiều giá trị về môi trường, cho thu nhập cao.

Vốn là kỹ sư công nghệ thông tin, sau khi qua Đài Loan thực tập 3 tháng, chàng trai Lê Minh Cà Na quyết định rẽ hướng, mang giống tre 4 mùa về quê hương trồng. Chỉ vài năm sau, anh cùng gia đình đã thu tiền tỷ.

 

Đó là vườn măng tre 4 mùa của vợ chồng ông Lê Minh Hoàng - Nguyễn Thị Sang ở bon B’Nơr, xã Đắk Som, huyện Đắk Glong (tỉnh Đắk Nông). Nhưng công đầu là của cậu con trai ông sinh năm 1994, có cái tên khá độc đáo là Lê Minh Cà Na.

 

Sỏi đá “đẻ” tiền tỷ

Vườn tre của gia đình anh Cà Na trồng từ 5 - 6 năm trước trên một quả đồi cao, ngay phía dưới chân đồi là Quốc lộ 28, cách khu du lịch nổi tiếng hồ Tà Đùng chỉ vài km.

Gặp Cà Na, ít ai nghĩ cậu là một kỹ sư công nghệ thông tin. Thân hình vạm vỡ bên trong bộ quần áo lao động ướt đẫm mồ hôi, trên đầu là chiếc mũ tai bèo, dưới chân là ủng bảo hộ, còn trên lưng thắt sợi dây gài con dao đi rừng, Cà Na cười rất tươi cho biết: “Đây là trang trại của ba mẹ, em chỉ đến phụ thôi”.

 

Nói về cơ duyên với cây tre, Lê Minh Cà Na cho biết, anh học ngành Công nghệ Thông tin, Khoa Thiết kế đồ hoạ của Trường Đại học Đà Lạt, trước khi tốt nghiệp, Trường cho một nhóm thực tập sinh sang Đài Loan 3 tháng. Ở nước bạn, Cà Na có dịp tiếp xúc với những trang trại trồng tre lấy măng rất hiệu quả.

 

Sau 3 tháng thực tập, anh trở về Việt Nam và mang theo 50 gốc tre giống. “Giống tre này bên Đài Loan họ gọi là tre 4 mùa, năng suất măng rất cao. Sau khi tìm hiểu kỹ, em ngỏ ý và họ cấp cho mang về Việt Nam trồng thử. Sau khi thấy phù hợp, năm 2017, em đặt thêm về trồng và nhân giống từ từ. Nhưng để vườn tre phát triển được như thế này, không đơn giản”, Cà Na kể.

Đất đồi ở đây pha đá, sỏi nhiều nên rất cằn cỗi, thiếu nước, trồng cây gì cũng không có năng suất. Người dân bản địa ở đây trước giờ vẫn canh tác kiểu lạc hậu, nhờ nắng mưa của trời nên cây gì cũng không phát triển được. Khi ba mẹ em mua quả đồi này, phải mất mấy năm cải tạo. Đầu tiên là đào giếng, nhưng đào sâu cả trăm mét mà không có nước. Sau cùng, ba em mua máy bơm công suất lớn, rồi mua cả ngàn mét đường ống dẫn từ đồi xuống tít dưới suối rồi bơm lên. Đoạn ống đi qua Quốc lộ 28 thì gia đình em đào rãnh sâu, chôn đường ống xuống, trả lại mặt bằng cho đường", Cà Na kể.

 

Sau khi có nước, gia đình của Cà Na còn mất khá nhiều công sức, thời gian để cải tạo, bồi dinh dưỡng cho đất bằng cách rải phân chuồng, trồng cỏ, cho các loại cây dại phát triển tự do để giữ ẩm cho đất, ngăn đất rửa trôi. Nhờ có thảm thực vật tự nhiên mà đất dần có dinh dưỡng, màu mỡ hơn, cây tre cũng phát triển tốt hơn.

 

Đến nay, không chỉ có vườn tre phát triển rất tốt, gia đình Cà Na còn làm cây tre giống cung cấp cho người dân có nhu cầu trồng. Dẫn chúng tôi thăm khu vườn rộng khoảng 100m2 đang ươm tre giống, Cà Na bảo: “Em đang ươm giống cho mấy hộ trên Măng Đen (huyện Kon Plông, Kon Tum) họ đặt, từng này giống đủ trồng 50ha. Ở quanh đây hiện ngoài vườn của gia đình em gần 20ha, còn có thêm 3 hộ khác cũng trồng hơn 20ha tre lấy măng nữa, cây giống do em cung cấp. Mấy vườn này cũng đã có măng, nếu họ bán măng tươi không hết, em sẽ thu mua hết cho họ”.

Nói về kỹ thuật làm cây giống, Cà Na cho biết không khó, chỉ cần hom giống ở cây mẹ đúng tuổi, cây mẹ non quá hay già quá cũng không tốt, phải lấy ở cây đúng 15 tháng tuổi mới tốt nhất.

 

Cà Na cho biết, cây tre dễ sống, có thể trồng ở những địa hình mà nhiều loại cây trồng khác không thể phát triển, từ đất đồi cao, đá sỏi, thiếu nước đến khe suối, không sợ ngập úng. Chưa kể cây tre măng chăm sóc dễ, không tốn nhiều công, đầu tư ít, rất phù hợp với những hộ dân ít vốn, ít kiến thức.

 

"Em dự định sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình cho bà con trong vùng cùng trồng tre bằng cách hỗ trợ vốn, cây giống, kỹ thuật và sau đó thu mua toàn bộ sản phẩm với giá tốt. Vì trang trại nằm ngay khu du lịch hồ Tà Đùng, rất thuận lợi cho phát triển du lịch nên sau khi ổn định, em sẽ đầu tư mô hình du lịch sinh thái, chất liệu để làm hệ thống từ nhà nghỉ, nhà ăn, đến giường, bàn ghế… sẽ làm bằng tre. Và dĩ nhiên không thể thiếu các món ăn dân dã chế biến từ măng. Điểm du lịch cũng sẽ có những món đồ lưu niệm, đồ dùng chế tác từ tre với tính thẩm mỹ cao và bền cho khách tham quan mua về dùng hay làm kỷ niệm", Lê Minh Cà Na chia sẻ kế hoạch.

 

“Trái ngọt" từ vùng đất cằn

Đến nay, từ mảnh đất khô cằn ngày nào, gia đình Lê Minh Cà Na đã có thu nhập bình quân khoảng 4 tỷ đồng mỗi năm từ cây tre.

 

Cà Na cho biết, cây tre không bỏ đi thứ gì, từ gốc, thân đến lá. Thân cây tre người ta mua làm giàn chanh dây, mỗi đoạn 3m bán 20 ngàn đồng, 1 cây có thể làm được 2 đoạn, thân đẹp làm đồ mỹ nghệ còn có giá cao hơn. Lá tre làm thức ăn cho dê. Cành nhánh nhỏ làm nguyên liệu cho các nhà máy giấy. Ngay cả gốc tre người ta cũng mua.

Nếu chăm tốt, đủ nước tưới, một năm có thể thu hoạch măng liên tục trong 9 tháng, sản lượng đạt khoảng 50 tấn/ha. Còn nếu không chăm, không tưới, chỉ thu hoạch thuận theo tự nhiên trong mùa mưa thì thời gian cho thu hoạch cũng kéo dài được khoảng 5 tháng, năng suất khoảng 20 tấn/ha.

 

Vào mùa khô, 1kg măng tươi chưa lột vỏ có giá từ 20 - 25 ngàn đồng. Còn mùa mưa, cây tre khỏi cần chăm vẫn thu hoạch hàng ngày, nhưng giá rẻ hơn nên anh thu mua măng cho bà con, măng chưa lột vỏ giá 5 ngàn đồng/kg, lột vỏ rồi giá 8 ngàn đồng/kg. Nếu ai ký hợp đồng cung cấp cả năm cho Cà Na thì giá bình quân 7 ngàn đồng/kg (chưa lột vỏ).

 

“Vườn tre của gia đình em đầu tư để thu hoạch quanh năm, nhất là vào mùa khô, măng ít nên giá rất cao. Sau khi trừ các chi phí như dầu máy bơm, phân bón, công làm cỏ, thu hoạch, sơ chế, vận chuyển, còn lời từ 150 đến 200 triệu đồng/ha/năm. Với vườn tre không chăm, chỉ thu hoạch măng trong mùa mưa thì mỗi ha cũng được khoảng 80 - 100 triệu đồng/năm”, Cà Na cho biết.

 

Về quy trình chăm sóc, Cà Na cho biết gia đình chỉ dùng phân bò, phân dê, trộn với chế phẩm sinh học ủ đủ thời gian mới bón cho tre, nhưng cũng không cần dùng nhiều. Ngoài ra, cây tre gần như không có sâu bệnh hại gì nên hoàn toàn không phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, không cần dùng thêm bất cứ chế phẩm nào khác. Đất ở đây là đất đỏ pha sỏi, cát, vốn đã sạch rồi, vì trước đó không canh tác gì nên có thể nói cây măng hoàn toàn phát triển tự nhiên, hữu cơ, măng có vị ngọt đậm, giòn và đảm bảo sạch.

 

 

A

A

Trang Chủ >  

Organic

Thứ sáu- 16:16, 22/09/2023

Vườn măng tre 4 mùa của chàng kỹ sư công nghệ

ĐẮK NÔNG Ít có cây trồng nào thuận lợi để sản xuất hữu cơ như cây măng tre. Đây cũng là cây mang rất nhiều giá trị về môi trường, cho thu nhập cao.

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang thăm vùng tre măng Bát độ

Trồng 1 triệu cây tre hỗ trợ sinh kế bền vững cho người dân vùng cao

Loại cây trồng một lần cho thu hàng chục năm

Trấn Yên ra quân trồng măng tre Bát Độ năm 2023

Vốn là kỹ sư công nghệ thông tin, sau khi qua Đài Loan thực tập 3 tháng, chàng trai Lê Minh Cà Na quyết định rẽ hướng, mang giống tre 4 mùa về quê hương trồng. Chỉ vài năm sau, anh cùng gia đình đã thu tiền tỷ.

 

Đó là vườn măng tre 4 mùa của vợ chồng ông Lê Minh Hoàng - Nguyễn Thị Sang ở bon B’Nơr, xã Đắk Som, huyện Đắk Glong (tỉnh Đắk Nông). Nhưng công đầu là của cậu con trai ông sinh năm 1994, có cái tên khá độc đáo là Lê Minh Cà Na.

 

Sỏi đá “đẻ” tiền tỷ

Vườn tre của gia đình anh Cà Na trồng từ 5 - 6 năm trước trên một quả đồi cao, ngay phía dưới chân đồi là Quốc lộ 28, cách khu du lịch nổi tiếng hồ Tà Đùng chỉ vài km.

 

Lê Minh Cà Na (phải), đang trò chuyện với ông Hồ Gấm, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Đắk Nông trước vườn ươm tre giống. Ảnh: Hồng Thủy.

Lê Minh Cà Na (phải), đang trò chuyện với ông Hồ Gấm, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Đắk Nông trước vườn ươm tre giống. Ảnh: Hồng Thủy.

 

Gặp Cà Na, ít ai nghĩ cậu là một kỹ sư công nghệ thông tin. Thân hình vạm vỡ bên trong bộ quần áo lao động ướt đẫm mồ hôi, trên đầu là chiếc mũ tai bèo, dưới chân là ủng bảo hộ, còn trên lưng thắt sợi dây gài con dao đi rừng, Cà Na cười rất tươi cho biết: “Đây là trang trại của ba mẹ, em chỉ đến phụ thôi”.

 

Nói về cơ duyên với cây tre, Lê Minh Cà Na cho biết, anh học ngành Công nghệ Thông tin, Khoa Thiết kế đồ hoạ của Trường Đại học Đà Lạt, trước khi tốt nghiệp, Trường cho một nhóm thực tập sinh sang Đài Loan 3 tháng. Ở nước bạn, Cà Na có dịp tiếp xúc với những trang trại trồng tre lấy măng rất hiệu quả.

 

Sau 3 tháng thực tập, anh trở về Việt Nam và mang theo 50 gốc tre giống. “Giống tre này bên Đài Loan họ gọi là tre 4 mùa, năng suất măng rất cao. Sau khi tìm hiểu kỹ, em ngỏ ý và họ cấp cho mang về Việt Nam trồng thử. Sau khi thấy phù hợp, năm 2017, em đặt thêm về trồng và nhân giống từ từ. Nhưng để vườn tre phát triển được như thế này, không đơn giản”, Cà Na kể.

 

Lê Minh Cà Na cho biết măng trái mùa có giá cao gấp 3 lần chính vụ (mùa mưa), vì thế nếu chăm sóc đúng cách, thu nhập cũng sẽ tăng gấp 2 - 3 lần. Ảnh: Hồng Thủy.

Lê Minh Cà Na cho biết măng trái mùa có giá cao gấp 3 lần chính vụ (mùa mưa), vì thế nếu chăm sóc đúng cách, thu nhập cũng sẽ tăng gấp 2 - 3 lần. Ảnh: Hồng Thủy.

 

“Đất đồi ở đây pha đá, sỏi nhiều nên rất cằn cỗi, thiếu nước, trồng cây gì cũng không có năng suất. Người dân bản địa ở đây trước giờ vẫn canh tác kiểu lạc hậu, nhờ nắng mưa của trời nên cây gì cũng không phát triển được. Khi ba mẹ em mua quả đồi này, phải mất mấy năm cải tạo. Đầu tiên là đào giếng, nhưng đào sâu cả trăm mét mà không có nước. Sau cùng, ba em mua máy bơm công suất lớn, rồi mua cả ngàn mét đường ống dẫn từ đồi xuống tít dưới suối rồi bơm lên. Đoạn ống đi qua Quốc lộ 28 thì gia đình em đào rãnh sâu, chôn đường ống xuống, trả lại mặt bằng cho đường", Cà Na kể.

 

Sau khi có nước, gia đình của Cà Na còn mất khá nhiều công sức, thời gian để cải tạo, bồi dinh dưỡng cho đất bằng cách rải phân chuồng, trồng cỏ, cho các loại cây dại phát triển tự do để giữ ẩm cho đất, ngăn đất rửa trôi. Nhờ có thảm thực vật tự nhiên mà đất dần có dinh dưỡng, màu mỡ hơn, cây tre cũng phát triển tốt hơn.

 

Đến nay, không chỉ có vườn tre phát triển rất tốt, gia đình Cà Na còn làm cây tre giống cung cấp cho người dân có nhu cầu trồng. Dẫn chúng tôi thăm khu vườn rộng khoảng 100m2 đang ươm tre giống, Cà Na bảo: “Em đang ươm giống cho mấy hộ trên Măng Đen (huyện Kon Plông, Kon Tum) họ đặt, từng này giống đủ trồng 50ha. Ở quanh đây hiện ngoài vườn của gia đình em gần 20ha, còn có thêm 3 hộ khác cũng trồng hơn 20ha tre lấy măng nữa, cây giống do em cung cấp. Mấy vườn này cũng đã có măng, nếu họ bán măng tươi không hết, em sẽ thu mua hết cho họ”.

 

Lê Minh Cà Na cho biết cây tre lấy măng dễ trồng, dễ chăm, trồng 1 lần thu hoạch nhiều năm, rất phù hợp với người dân ít vốn. Ảnh: Hồng Thủy.

Lê Minh Cà Na cho biết cây tre lấy măng dễ trồng, dễ chăm, trồng 1 lần thu hoạch nhiều năm, rất phù hợp với người dân ít vốn. Ảnh: Hồng Thủy.

 

Nói về kỹ thuật làm cây giống, Cà Na cho biết không khó, chỉ cần hom giống ở cây mẹ đúng tuổi, cây mẹ non quá hay già quá cũng không tốt, phải lấy ở cây đúng 15 tháng tuổi mới tốt nhất.

 

Cà Na cho biết, cây tre dễ sống, có thể trồng ở những địa hình mà nhiều loại cây trồng khác không thể phát triển, từ đất đồi cao, đá sỏi, thiếu nước đến khe suối, không sợ ngập úng. Chưa kể cây tre măng chăm sóc dễ, không tốn nhiều công, đầu tư ít, rất phù hợp với những hộ dân ít vốn, ít kiến thức.

 

"Em dự định sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình cho bà con trong vùng cùng trồng tre bằng cách hỗ trợ vốn, cây giống, kỹ thuật và sau đó thu mua toàn bộ sản phẩm với giá tốt. Vì trang trại nằm ngay khu du lịch hồ Tà Đùng, rất thuận lợi cho phát triển du lịch nên sau khi ổn định, em sẽ đầu tư mô hình du lịch sinh thái, chất liệu để làm hệ thống từ nhà nghỉ, nhà ăn, đến giường, bàn ghế… sẽ làm bằng tre. Và dĩ nhiên không thể thiếu các món ăn dân dã chế biến từ măng. Điểm du lịch cũng sẽ có những món đồ lưu niệm, đồ dùng chế tác từ tre với tính thẩm mỹ cao và bền cho khách tham quan mua về dùng hay làm kỷ niệm", Lê Minh Cà Na chia sẻ kế hoạch.

 

“Trái ngọt" từ vùng đất cằn

Đến nay, từ mảnh đất khô cằn ngày nào, gia đình Lê Minh Cà Na đã có thu nhập bình quân khoảng 4 tỷ đồng mỗi năm từ cây tre.

 

Cà Na cho biết, cây tre không bỏ đi thứ gì, từ gốc, thân đến lá. Thân cây tre người ta mua làm giàn chanh dây, mỗi đoạn 3m bán 20 ngàn đồng, 1 cây có thể làm được 2 đoạn, thân đẹp làm đồ mỹ nghệ còn có giá cao hơn. Lá tre làm thức ăn cho dê. Cành nhánh nhỏ làm nguyên liệu cho các nhà máy giấy. Ngay cả gốc tre người ta cũng mua.

 

Cây măng tre không phải sử dụng bất kỳ hóa chất gì trong sản xuất nên có thể nói sản phẩm hoàn toàn hữu cơ, tự nhiên. Ảnh: Hồng Thủy.

Cây măng tre không phải sử dụng bất kỳ hóa chất gì trong sản xuất nên có thể nói sản phẩm hoàn toàn hữu cơ, tự nhiên. Ảnh: Hồng Thủy.

 

Nếu chăm tốt, đủ nước tưới, một năm có thể thu hoạch măng liên tục trong 9 tháng, sản lượng đạt khoảng 50 tấn/ha. Còn nếu không chăm, không tưới, chỉ thu hoạch thuận theo tự nhiên trong mùa mưa thì thời gian cho thu hoạch cũng kéo dài được khoảng 5 tháng, năng suất khoảng 20 tấn/ha.

 

Vào mùa khô, 1kg măng tươi chưa lột vỏ có giá từ 20 - 25 ngàn đồng. Còn mùa mưa, cây tre khỏi cần chăm vẫn thu hoạch hàng ngày, nhưng giá rẻ hơn nên anh thu mua măng cho bà con, măng chưa lột vỏ giá 5 ngàn đồng/kg, lột vỏ rồi giá 8 ngàn đồng/kg. Nếu ai ký hợp đồng cung cấp cả năm cho Cà Na thì giá bình quân 7 ngàn đồng/kg (chưa lột vỏ).

 

“Vườn tre của gia đình em đầu tư để thu hoạch quanh năm, nhất là vào mùa khô, măng ít nên giá rất cao. Sau khi trừ các chi phí như dầu máy bơm, phân bón, công làm cỏ, thu hoạch, sơ chế, vận chuyển, còn lời từ 150 đến 200 triệu đồng/ha/năm. Với vườn tre không chăm, chỉ thu hoạch măng trong mùa mưa thì mỗi ha cũng được khoảng 80 - 100 triệu đồng/năm”, Cà Na cho biết.

 

Về quy trình chăm sóc, Cà Na cho biết gia đình chỉ dùng phân bò, phân dê, trộn với chế phẩm sinh học ủ đủ thời gian mới bón cho tre, nhưng cũng không cần dùng nhiều. Ngoài ra, cây tre gần như không có sâu bệnh hại gì nên hoàn toàn không phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, không cần dùng thêm bất cứ chế phẩm nào khác. Đất ở đây là đất đỏ pha sỏi, cát, vốn đã sạch rồi, vì trước đó không canh tác gì nên có thể nói cây măng hoàn toàn phát triển tự nhiên, hữu cơ, măng có vị ngọt đậm, giòn và đảm bảo sạch.

 

Sản phẩm măng tre sấy khô của Công ty TNHH MTV Ba Sang Đắk Som. Ảnh: Hồng Thủy.

Sản phẩm măng tre sấy khô của Công ty TNHH MTV Ba Sang Đắk Som. Ảnh: Hồng Thủy.

 

Ngoài măng tươi, gia đình Cà Na đã đầu tư một lò sấy để chế biến măng khô. Cà Na cho biết, lò sấy công nghệ còn thô sơ, công suất 50kg măng khô, tương đương 2 tấn măng tươi 1 ngày đêm. Nhưng lò dùng hơi nóng gián tiếp chứ không sấy dạng “nướng” trực tiếp trên than nên sản phẩm măng khô cho chất lượng cao, thơm, ngọt. Sau khi sấy xong, măng được đóng gói 0,5kg, có đầy đủ nhãn mác và hút chân không. “Măng sấy có bao nhiêu thuơng lái họ lấy bấy nhiêu, giá sỉ 170 ngàn đồng/kg. Mang về Sài Gòn họ bán 250 ngàn đồng/kg”, Cà Na nói.

 

Cà Na cho biết, măng tươi nguyên liệu để sấy phải lấy măng tươi vừa hái để đảm bảo độ ngọt, không có vị đắng, ngoài ra, do măng khô sẽ dai hơn măng tươi nên phải cắt bỏ hết phần xơ dưới gốc, chỉ lấy phần ngọn non.

 

Sau khi vườn tre cho thu hoạch măng đều, đầu ra ổn định, Lê Minh Cà Na đã thành lập Công ty TNHH MTV Ba Sang Đắk Som với sản phẩm măng tre 4 mùa. “Em có liên kết với một một số doanh nghiệp ở Đồng Nai, Sài Gòn, họ thu mua măng số lượng lớn để xuất khẩu nên đầu ra bao nhiêu cũng hết. Năm nay em còn phải gom mua thêm măng rừng của bà con để cung cấp cho họ”, Cà Na cho biết.

 

Tôi hỏi Lê Minh: “Có bằng kỹ sư công nghệ thông tin mà giờ về làm vườn, có tiếc không?”. Anh cười tươi: “Dạ không anh. Ba mẹ em đều ngoài 70 tuổi rồi, sức khoẻ không còn như xưa nên em phải về thay cho ba mẹ nghỉ ngơi. Mà càng làm lâu em lại càng nhận ra mình phù hợp với công việc này. Nhất là giúp được những bà con muốn làm mô hình như mình”.

Mô hình quá tốt. Không chỉ làm giàu, mà cây tre còn là cây có bộ rễ chùm, rất tốt trong việc bảo vệ đất, chống xói mòn, chắn gió, cải thiện môi trường, góp phần phủ xanh đất trống, đồi núi trọc. Loại cây này còn dễ trồng, dễ chăm, vốn đầu tư ít. Cây măng tre cũng không có sâu bệnh gì nên cũng không cần phải sử dụng tới hóa chất bảo vệ thực vật hay phân bón nên rất thuận lợi để sản xuất sản phẩm hữu cơ.

 

Có thể nói đây là cây trồng rất phủ hợp với những hộ nghèo, vốn ít. Đặc biệt nếu đầu tư thêm lò sấy để có sản phẩm khô thì không chỉ tăng thêm lợi nhuận mà còn hạn chế được tình trạng mùa măng rộ giá thấp”, ông Hồ Gấm, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Đắk Nông đánh giá.

Bình luận