Địa phương cần xác lập tour, tuyến gắn với OCOP

Bình luận · 228 Lượt xem

Ông Nguyễn Hoàng Anh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam, Tổng giám đốc Công ty Nam Miền Trung Group, đưa ra các đề xuất để thương hiệu OCOP giữ vững và phát huy giá trị thiết thực, phát triển mạnh hơn trong giai đo

 

Tập trung năng lực cạnh tranh, phát triển tiềm năng sẵn có

Kỳ vọng bùng nổ du lịch nông nghiệp, nông thôn gắn tiêu thụ sản phẩm OCOP

 

Phát biểu tham luận tại Diễn đàn "Phát triển du lịch nông nghiệp - nông thôn gắn với tiêu thụ nông đặc sản và sản phẩm OCOP" ngày 22/9, ông Nguyễn Hoàng Anh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam, Tổng giám đốc Công ty Nam Miền Trung Group cho rằng việc đưa chương trình OCOP thành thương hiệu mang tầm quốc gia có giá trị to lớn đối với ngành nông nghiệp Việt Nam.

 

Đánh giá về tiềm năng khai thác các sản phẩm OCOP gắn kết với hoạt động du lịch địa phương, đại diện Hiệp hội Nông nghiệp số cho rằng, còn rất nhiều dư địa để phát triển khu vực này mạnh hơn, hiệu quả hơn. Điều cốt lõi là có giải pháp thực hiện, phối hợp đồng bộ và căn cơ để cùng lúc tạo được hiệu quả cả về mặt kinh tế, tạo sinh kế cho người dân được bền vững hơn cũng như nâng tầm giá trị, quảng bá và lan tỏa hiệu quả hơn về khía cạnh văn hóa.

 

Ở giai đoạn 2 của Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP giai đoạn 2021-2025, thương hiệu OCOP ngày càng khẳng định với những sản phẩm chất lượng. Tuy nhiên, ông Hoàng Anh cho rằng chương trình cần phát huy giá trị kết nối, giá trị thị trường để thông qua thương hiệu OCOP có thể giúp kết nối giao thương, kết nối giá trị dịch vụ, văn hóa, du lịch.

 

Trong giai đoạn này, ông Hoàng Anh cho rằng Ban chỉ đạo OCOP cần xác lập thêm tiêu chuẩn, tiêu chí để bảo đảm giá trị sản phẩm, tránh cho sản phẩm OCOP bị lạm dụng, mai một, không thể phát huy giá trị tối đa. Tất cả địa phương hiểu rằng đây là chương trình hay, giá trị, như vậy, các địa phương cần xác lập tour, tuyến gắn với địa điểm là sản phẩm OCOP, giao Sở Du lịch, và đầu mối du lịch để quảng bá sản phẩm và giá trị sản phẩm OCOP.

 

Với 65% dân số nông thôn, có liên quan hoặc sống phụ thuộc vào nông nghiệp, ông Hoàng Anh cho rằng chương trình OCOP đang được xã hội đón nhận tích cực, việc phát huy thương hiệu OCOP cũng thể hiện sự đồng thuận xã hội để tạo ra các sản phẩm giá trị. Ngoài ra, cần quy hoạch vùng miền, các địa điểm, trung tâm trưng bày, giới thiệu sản phẩm, kết nối giao thương để thúc đẩy mua bán các sản phẩm OCOP vùng, góp phần đưa sản phẩm OCOP ra thị trường mạnh mẽ hơn.

 

Chương trình OCOP được kỳ vọng giúp mở ra cơ hội thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực nông thôn và nông dân góp phần xây dựng nông thôn mới đạt hiệu quả cao hơn. Tại nhiều địa phương hướng xây dựng các sản phẩm làng nghề OCOP là cầu nối thúc đẩy phát triển du lịch địa phương.

 

Chương trình Quốc gia Mỗi xã một sản phẩm (One Commune One Product - OCOP) là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực, gia tăng giá trị đầu tiên được Việt Nam triển khai trên toàn quốc từ năm 2018 tại Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 07/5/2018 do Thủ tướng Chính phủ ký ban hành.

 

Chương trình là giải pháp, nhiệm vụ trong triển khai chương trình Mục tiêu Quốc gia Xây dựng Nông thôn mới, ra đời nhằm thực hiện bền vững các tiêu chí về sản xuất và nâng cao thu nhập cho người dân, đặc biệt khu vực nông thôn. Theo đó, trọng tâm chương trình là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp và dịch vụ có lợi thế tại mỗi địa phương theo chuỗi giá trị do các thành phần kinh tế tư nhân và kinh tế tập thể thực hiện.

Bình luận