Dân cần gì thì tập trung làm trước

Bình luận · 242 Lượt xem

UBND tỉnh Đắk Lắk đặt mục tiêu đến năm 2025 có 4 đơn vị cấp huyện và 100 xã đạt chuẩn nông thôn mới, nâng tỷ lệ xã đạt chuẩn lên 66%.

 

Thí điểm mô hình làng mới của Hàn Quốc tại Thừa Thiên - Huế

Tam Bình đủ điều kiện công nhận huyện đạt chuẩn

Người dân đồng lòng xây dựng nông thôn mới

Đắk Lắk phấn đấu có 200 sản phẩm OCOP vào năm 2025

Đến hết năm 2022, tỉnh Đắk Lắk có 79 xã đạt chuẩn nông thôn mới, đạt tỷ lệ 52%. Đặc biệt, TP Buôn Ma Thuột đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới.

 

UBND tỉnh Đắk Lắk đặt mục tiêu đến năm 2025 có 4 đơn vị cấp huyện đạt tiêu chuẩn nông thôn mới (trong đó, có một đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao). Ngoài ra, 100 xã đạt chuẩn nông thôn mới, nâng tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh lên 66%.

 

Để hoàn thành những mục tiêu này, lãnh đạo các địa phương của tỉnh Đắk Lắk đã đẩy nhanh công việc, thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ.

 

Tại thị xã Buôn Hồ, lãnh đạo địa phương này thường xuyên chỉ đạo tập trung công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức về xây dựng nông thôn mới, công tác quy hoạch và lập đề án xây dựng xã nông thôn mới. 

 

Trong điều kiện nguồn lực có hạn, UBND thị xã đã thống nhất các xã lựa chọn những tiêu chí mang tính chất đột phá, đa số người dân thấy cần thì tập trung làm trước; khuyến khích triển khai những công việc từng thôn, xóm, từng hộ dân có thể tự làm được. 

 

Đồng thời, địa phương huy động tổng lực các nguồn vốn cho xây dựng nông thôn mới ngoài nguồn vốn nhà nước hỗ trợ như ngân hàng, doanh nghiệp và xã hội. Đặc biệt là huy động nội lực trong nhân dân như góp công lao động, hiến đất, vật liệu...

 

Trong quá trình thực hiện chương trình nông thôn mới, UBND xã thị Buôn Hồ còn triển khai nhiều hoạt động như phong trào thi đua "Đắk Lắk chung sức xây dựng nông thôn mới", cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh", đề án "Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng liên kết chuỗi giá trị để nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững".

 

Theo lãnh đạo UBND thị xã Buôn Hồ, địa phương xác định Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới là chương trình có điểm khởi đầu, không có điểm kết thúc, UBND thị xã Buôn Hồ sẽ đầu tư xây đựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn đồng bộ đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, chú trọng cải tạo, nâng cấp, phát hiện các công trình hạ tầng chủ yếu phục vụ sản xuất, đời sống - xã hội.

 

Còn tại huyện Cư M’gar, ông Nguyễn Công Văn, Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết, huyện Cư M’gar phấn đấu xây dựng địa phương đạt chuẩn nông thôn mới theo quyết định của UBND tỉnh vào năm 2025.

 

Để làm được việc này, UBND huyện Cư M’gar đã yêu cầu các xã phấn đấu đạt chuẩn Nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao: Tập trung nguồn lực để xây dựng các tiêu chí chưa đạt; thực hiện tốt các chính sách giảm nghèo, an sinh xã hội, phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho nhân dân.

 

Đối với các xã đã đạt chuẩn nông thôn mới, UBND huyện Cư M’gar yêu cầu tập trung triển khai nâng cao chất lượng các tiêu chí, nhất là các tiêu chí, tỷ lệ hộ nghèo, thu nhập, môi trường và an toàn thực phẩm, hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật, quốc phòng và an ninh.

 

“Các địa phương đẩy mạnh thực hiện công tác vệ sinh môi trường nông thôn, thực hiện tốt việc đẩy mạnh công tác tạo cảnh quan và vệ sinh môi trường trong xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh trên địa bàn huyện. Công tác tuyên truyền giới thiệu những cách làm sáng tạo, chú trọng hoạt động tuyên truyền ở cấp thôn buôn, hộ gia đình.

 

Tiếp tục đẩy mạnh công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trên địa bàn huyện gắn với việc tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân tham gia thực hiện phong trào thi đua ‘Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới’, phong trào thi đua ‘Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau’”, ông Nguyễn Công Văn nói.

Bình luận