Thuốc lá điện tử ẩn chứa hiểm họa khôn lường

Bình luận · 222 Lượt xem

Thuốc lá điện tử là thiết bị chạy bằng pin dùng để làm nóng dung dịch lỏng, biến dung dịch này thành hơi cùng những luồng khói có hương thơm để người sử dụng có thể hít vào phổi. Hầu hết các mẫu thuốc lá điện tử hi


 

Theo thông tin từ Sở Y tế Hà Nội, tại Việt Nam, tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử trong giới trẻ đang có xu hướng gia tăng nhanh chóng. Năm 2015, tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử mới chỉ là 0,2%, thì đến năm 2019, điều tra sức khoẻ học sinh toàn cầu của WHO tại 21 tỉnh, thành phố của Việt Nam cho thấy có đến 2,6% học sinh trong độ tuổi từ 13-17 hút thuốc lá điện tử, tỷ lệ này ở học sinh thành thị là 3,4%.
Mới đây, Bộ Y tế đã đề nghị cấm toàn bộ các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới, bao gồm thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng. Đây đều là các sản phẩm có hại cho sức khoẻ, nguy hiểm như thuốc lá điếu. Thêm vào đó, hiện thuốc lá điện tử còn bị biến tướng, là cơ hội để các đối tượng tẩm chất ma tuý, gây hệ quả khôn lường cho xã hội.
Chất ADB-Butinaca, thuộc nhóm chất cần sa tổng hợp, mới được đưa vào quản lý theo Nghị định 57/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định các danh mục chất ma tuý và tiền chất. Khi sử dụng nó gây ra ảo giác, kích thích thần kinh trung ương giống như hoạt chất THC có trong cần sa. Tuy nhiên, nó khác là chất ADB-Butinaca được tổng hợp từ các hoá chất, các đối tượng điều chế để tạo ra chất này, có tác dụng tương tự như hoạt chất ma tuý cần sa.
Bên cạnh đó, trên thị trường gần đây cũng xuất hiện tinh dầu cần sa (CBD), để trộn vào tinh dầu thuốc lá điện tử. Theo đó, CBD là một chiết xuất cần sa có chứa hàm lượng cao CBD và một ít hoặc không có THC (thành phần chính trong cây cần sa, cho cảm giác “phê”). Chúng có thể được sản xuất từ cây tài mà (cần sa giải trí) hoặc cây gai dầu công nghiệp.
Thực tế, trong tinh dầu của thuốc lá điện tử có chất nicotin và một số các chất thơm. Khi chế tạo, các đối tượng đã pha thêm chất ma tuý nhóm cần sa tổng hợp. Vì chất ma tuý này không màu, không mùi, lại lẫn mùi của tinh dầu nên bằng cảm quan thông thường khó có thể nhận biết được. Chỉ người bán và đối tượng sử dụng có thể biết được thuốc lá điện tử có chất ma tuý.
Để lôi kéo người sử dụng, ban đầu các đối tượng cho người sử dụng dùng thử như thuốc lá điện tử thông thường, để lôi kéo. Khi người dùng đã “bị lệ thuộc”, có nhu cầu sử dụng thường xuyên, các đối tượng sẽ bán với giá thành cao hơn…
Tác hại của thuốc lá điện tử là gì?
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo các quốc gia tốt nhất là cấm lưu hành thuốc lá điện tử, thuốc lá kiểu mới, còn nếu cho phép thì cần quản lý chặt để hạn chế những ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng, một số tác hại mà thuốc lá điện tử có thể kể ra như gây nghiện; làm gia tăng bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính; gia tăng các bệnh tim mạch, đặc biệt là bệnh mạch vành; gia tăng các bệnh ung thư: phổi, vòm họng, thanh quản...
Riêng đối với trẻ em và phụ nữ mang thai: Nicotine trong thuốc lá điện tử gây hại cho sự phát triển não bộ ở trẻ em vì não bộ của trẻ đang trong giai đoạn phát triển, Nicotine cũng ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của bà mẹ và thai nhi trong thai kì, gây ra sinh non và thai chết lưu.
Điều đáng lo ngại hiện nay là việc quảng cáo và mua bán thuốc lá điện tử không được kiểm soát và quản lý chặt chẽ. Những quảng cáo về thuốc lá điện tử thường là lời tiếp thị có "cánh", quyến rũ người chưa hút tò mò và tìm đến “thử”. Và chính những câu quảng cáo kiểu: "Thuốc lá điện tử sẽ trở thành văn hóa hút thuốc lành mạnh trong tương lai" và với hình ảnh giới thiệu người hút thuốc lá điện tử có thể hút ở mọi nơi cấm hút thuốc lá do khi hút phà hơi không phải là khói thuốc lá, đánh vào tâm lý giới trẻ chưa từng hút thuốc lá sẽ bị hấp dẫn, tò mò và sau đó dẫn đến tập hút thuốc lá.
Chúng ta hãy cùng nhau “Nói không với thuốc lá”. Dù cho bất cứ loại thuốc lá nào, chúng ta đều nói không để bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân, gia đình và cộng đồng.

 

NLA (Tổng hợp)

Bình luận