Các chiến dịch truyền thông về vấn đề phòng chống tác hại thuốc lá

Bình luận · 218 Lượt xem

Thuốc lá không còn là một vấn đề mới nhưng vẫn luôn là vấn đề nhức nhối trong xã hội ngày nay. Hút thuốc lá làm tăng tỷ lệ tử vong tới 30-80%, với 90% bệnh nhân mắc ung thư phổi đã từng hoặc đang hút thuốc. Tuổi thọ tru


Hình biểu tượng logo đại diện và khung ảnh Facebook đại diện cho chiến dịch 'Hãy tôn trọng'

 

Trong thuốc lá có khoảng 5000 thành phần hóa học và hàng trăm thành phần gây hại cho sức khỏe con người như: Arsenic, Benzene, Carmium, Tar,…
Hút thuốc lá có hại là vậy, tuy nhiên tỷ lệ người hút thuốc lá vẫn có xu hướng tăng, đặc biệt ở các nước đang phát triển. Nguyên nhân chính ở đây có lẽ là do hiểu biết về thuốc lá và tác hại của thuốc lá ở người dân vẫn còn hạn chế. Vì vậy các chiến dịch tuyên truyền giáo dục về thuốc lá đối với sức khỏe con người đóng một vai trò vô cùng quan trọng.
Một số chiến dịch tiêu biểu:
Chiến dịch Facebook “Hãy Tôn Trọng” được tổ chức vào năm 2018 bởi Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam. Chiến dịch này tổ chức nhằm kêu gọi sự tham gia nhắc nhở, hỗ trợ thực hiện một môi trường không khói thuốc, nâng cao nhận thức của mọi người về vấn đề khói thuốc, đặc biệt là ở nhà hàng, quán cà phê, khách sạn… Có 2 thông điệp chính trong chiến dịch này: với người hút thuốc là “Hãy tôn trọng: không hút thuốc trong nhà” và với người không hút thuốc là “Tôn trọng sức khỏe của bạn: Hãy lên tiếng”. Và những thông điệp truyền thông được chia sẻ và đăng tải hai lần một tuần trên Facebook. Chiến dịch đã có tác động đáng kể đến nhận thức của người dân trong việc sử dụng thuốc lá, số lượng người sử dụng thuốc lá cũng giảm đi đáng kể đặc biệt là ở những nơi công cộng và những không gian chung.
Chiến dịch phát sóng thông điệp trên các phương tiện truyền thông đại chúng với tên gọi “Bỏ thuốc lá vì sức khỏe và hạnh phúc gia đình” diễn ra năm 2020. Với mục tiêu nâng cao nhận thức về tác hại của thuốc lá đối với người hút và những người xung quanh, Tổ chức Y tế cộng đồng toàn cầu Vital Strategies hỗ trợ sản xuất 2 TV clip ngắn kêu gọi mọi người “vì sức khỏe và hạnh phúc của chính bạn và gia đình, hãy bỏ thuốc ngay hôm nay”. Chiến dịch được phát song liên tục từ giữa tháng 6 năm 2020 trên các kênh truyền hình trung ương như VTV1, VTV2, VTV3, và các kênh truyền hình địa phương. Kết quả thu được từ chiến dịch tương đối khả quan và nhận về nhiều kết quả tích cực như: 84% người hút thuốc lá nói rằng việc tiếp cận các thông tin cảm thấy lo lắng hơn về tác hại của thuốc lá, 83% người hút lo cho sức khỏe gia đình, 90% người được hỏi nói họ có xu hướng tuân thủ quy định về khói thuốc hơn sau khi tiếp cận với chiến dịch.
Bên cạnh những chiến dịch truyền thông nhằm chống lại tác hại của thuốc lá, các cơ quan, chính quyền cũng có những chính sách, giải pháp giúp giảm thiểu tác hại của thuốc lá. Tiêu biểu là ‘Kế hoạch phòng chống tác hại của thuốc lá năm 2022’ do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kon Tum ban hành hay ‘Giải pháp chuyển đổi ngành, nghề cho người dân trồng cây thuốc lá, chế biến nguyên liệu thuốc lá, sản xuất thuốc lá’ do Quỹ phòng, chống tác hại của thuốc lá phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện. Các kế hoạch và giải pháp vẫn đang tiếp tục được thực hiện và đem lại nhiều kết quả khả quan.
Bên cạnh các chiến dịch, chính sách kể trên còn rất nhiều chiến dịch khác đem lại kết quả tích cực. Tuy nhiên, vậy thôi là chưa đủ. Mỗi cá nhân chúng ta cũng cần phải nhận thức về tác hại của thuốc lá và có thái độ cương quyết với việc sử dụng thuốc lá nhằm xây dựng một xã hội lành mạnh, không khói thuốc./.

 

(N.T.L.A)

Bình luận