Cần khoảng 90.000 lao động khu vực thương mại - dịch vụ
Đẩy mạnh tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động
Chuyển đổi nghề nghiệp, cơ hội việc làm cho người hưởng bảo hiểm thất nghiệp
Bảo hiểm thất nghiệp vừa chi trả vừa tư vấn, giới thiệu, kết nối việc làm, đào tạo nghề
Kiến nghị nâng hạn mức và mở rộng đối tượng vay vốn
Mới đây, tỉnh Bến Tre, Cục Việc làm và Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam tổ chức hội thảo đánh giá tình hình thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi từ Quỹ quốc gia về việc làm.
Đối với kết quả cho vay hỗ trợ tạo việc làm, bà Nguyễn Thị Quyên, Phó Cục trưởng Cục Việc làm (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) cho biết: Tính đến tháng 5/2023, tổng nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm đạt 70.274 tỷ đồng trở thành chương trình có dư nợ lớn nhất trong số các chương trình đang triển khai tại Ngân hàng Chính sách xã hội (chiếm 23,3%).
Trong đó, vốn từ Quỹ quốc gia việc làm là 4.646 tỷ đồng, vốn huy động 38.195 tỷ đồng, còn lại từ nguồn uỷ thác của địa phương thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội.
Qua đó, có khoảng 90% lao động ở nông thôn, 55% lao động nữ, 10% lao động dân tộc thiểu số, 4-5% lao động khuyết tật được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi, phát triển sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cho bản thân và cộng đồng. Đến nay, tổng dư nợ đạt khoảng 70.017 tỷ đồng với gần 1,5 triệu khách hàng đang còn nợ.
Hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội đã hỗ trợ, giúp người lao động tiếp cận nguồn vốn vay nhanh chóng, thuận tiện, đáp ứng nhu cầu vay vốn của người lao động để đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Nhiều địa phương quan tâm, bố trí bổ sung nguồn vốn đáp ứng nhu cầu vay vốn của người lao động, ngoài các chính sách cho vay vốn chung, một số địa phương có các chính sách riêng để hỗ trợ, khuyến khích người lao động đi làm việc ở nước ngoài, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của địa phương.
Tuy nhiên, theo ông Vương Văn Minh, Giám đốc Ban Tín dụng học sinh - sinh viên và các đối tượng chính sách khác thuộc Ngân hàng Chinh sách xã hội Việt Nam, bên cạnh những kết quả đạt được, còn những khó khăn, vướng mắc khi thực hiện chương trình cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm. Vì vậy, Ngân hàng Chính sách xã hội kiến nghị cần bổ sung nguồn vốn cho vay và nâng mức cho vay từ 100 triệu đồng lên 200 triệu đồng.
Đồng thời, ông Minh cũng đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là đơn vị chủ quản chương trình nghiên cứu, tham mưu trình Chính phủ, Quốc hội xem xét, sửa đổi Luật Việc làm: “Không quy định điều kiện vay vốn đối với người lao động là nơi cư trú hợp pháp phải cùng địa bàn nơi thực hiện dự án như hiện nay.
Nội dung quy định về ưu đãi lãi suất đề nghị không đưa vào Luật Việc làm mà đưa nội dung là lãi suất do Chính phủ quy định. Cần có quy định rõ ràng về đối tượng vay vốn chương trình giải quyết việc làm là tất cả các đối tượng có nhu cầu về việc làm, vay vốn để tạo việc làm mới hoặc đã có nhưng tạo việc làm thêm, duy trì, mở rộng việc làm hoặc thu hút thêm lao động”...
Ngoài ra, một số đại biểu khác còn kiến nghị, đề xuất bổ sung đối tượng được Nhà nước hỗ trợ vay vốn đi làm việc ở nước ngoài, gồm: thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, thanh niên tình nguyện hoàn thành nhiệm vụ thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế xã hội…
Xây dựng hệ thống tín dụng việc làm
Ông Vũ Trọng Bình, Cục trưởng Cục Việc làm, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, sắp tới đây khi xây dựng chương trình tín dụng việc làm Cục sẽ cố gắng thiết kế để xây dựng một hệ thống tín dụng việc làm không chỉ hướng tới phục vụ duy nhất cho các đối tượng yếu thế của xã hội mà còn để tạo ra nhiều việc làm mới và nâng cao chất lượng việc làm. Bên cạnh đó, còn phục vụ cho những đối lượng lao động khó tìm được việc làm ở những khu công nghiệp.
Ông Bình cho rằng, tín dụng việc làm để nâng cao chất lượng việc làm là rất quan trọng nhằm nâng cao thu nhập của người lao động.
Hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ vay vốn từ các ngân hàng thương mại rất khó khăn do mới khởi nghiệp, thiếu tài sản thế chấp. Ông dẫn chứng tại Pháp, 70% GDP do các doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng góp. Do đó, tín dụng việc làm thông qua doanh nghiệp vừa và nhỏ chính là đầu tư, động lực phát triển địa phương.
Về với vấn đề huy động vốn, hiện nay ngoài nguồn vốn ngân sách Trung ương, địa phương ông Bình gợi mở các địa phương vay từ các dự án của các tổ chức, dự án như: Ngân hàng thế giới, FAD, GIZ… để tạo ra nhiều việc làm mới. Tuy nhiên, ông cho rằng cần tạo cơ chế pháp lý để các địa phương có cơ sở thực hiện.