Ngành nông nghiệp kiên định với mục tiêu xuất khẩu 54 - 55 tỷ USD
Ngành nông nghiệp tự tin xuất khẩu đạt 54 - 55 tỉ USD
Bổ nhiệm lại ông Trần Thanh Nam giữ chức Thứ trưởng Bộ NN-PTNT
Biến thách thức thành cơ hội cho lao động nông thôn
Lĩnh vực nông nghiệp bao gồm nhiều ngành trên phạm vi cả nước và rất đa dạng, gồm ngành nông nghiệp, ngành lâm nghiệp, ngành diêm nghiệp, ngành thủy sản, ngành thủy lợi, hoạt động phòng chống thiên tai, và phát triển nông thôn.
Phân quyền, phân cấp giữa trung ương và địa phương trong quản lý nhà nước về nông nghiệp ở nước ta hiện nay
Phân định thẩm quyền giữa các cơ quan nhà nước ở Trung ương và địa phương và giữa các cấp chính quyền địa phương được quy định tại Hiến pháp năm 2013, Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015 và Luật sửa đổi, bổ sung năm 2019, Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 và Luật sửa đổi, bổ sung năm 2019 và nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác. Nghị quyết số 18-NQ/TW Hội nghị Trung ương lần thứ 6, Khoá XII, Đảng ta xác định: “Thực hiện phân cấp, phân quyền mạnh mẽ, hợp lý giữa Trung ương và địa phương, giữa cấp trên và cấp dưới, gắn quyền hạn với trách nhiệm; đồng thời, xây dựng cơ chế kiểm soát quyền lực chặt chẽ bằng các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch, đề cao trách nhiệm giải trình và tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện. Khuyến khích sự năng động, sáng tạo và phát huy tính tích cực, chủ động của các cấp, các ngành, các địa phương trong việc xây dựng, kiện toàn tổ chức, tinh gọn Bộ máy, tinh giản biên chế”.
Theo quy định hiện hành của Nhà nước về phân ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước về kinh tế, thì lĩnh vực nông nghiệp (nghĩa rộng) bao gồm nhiều ngành trên phạm vi cả nước và rất đa dạng, gồm ngành nông nghiệp, ngành lâm nghiệp, ngành diêm nghiệp, ngành thủy sản, ngành thủy lợi, hoạt động phòng chống thiên tai, và phát triển nông thôn; cùng với các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực này. Nâng cao nhận thức trách nhiệm, đẩy mạnh hoàn thiện cơ chế phân quyền, phân cấp, phân định rõ nhiệm vụ và quyền hạn, thẩm quyền và trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực nông nghiệp ở Trung ương và địa phương, phát huy sự chủ động, sáng tạo gắn với trách nhiệm, đồng thời, tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát, kiểm soát việc thực hiện thẩm quyền pháp định, góp phần xây dựng nền hành chính Nhà nước chuyên nghiệp, hiện đại, trong sạch, hoạt động hiệu lực, hiệu quả là công tác thường xuyên và cấp thiết.
Nhận thức lý luận về phân quyền, phân cấp quản lý nhà nước giữa Trung ương và địa phương trong lĩnh vực nông nghiệp
Phân định thẩm quyền quản lý giữa các cơ quan nhà nước ở Trung ương và địa phương được hiểu là việc phân quyền, phân cấp xác định cụ thể chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn - địa vị pháp lý của từng cơ quan quản lý nhà nước trong hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước tại các quy định của pháp luật, bảo đảm từng cơ quan thực hiện tốt vai trò quản lý nhà nước được giao, đồng thời đặt nó trong sự đồng bộ của cả hệ thông thống nhất, vận hành thông suốt, phối hợp nhịp nhàng hiệu quả.
Phân quyền quản lý nhà nước giữa các cơ quan nhà nước ở Trung ương và địa phương nói chung và trong lĩnh vực nông nghiệp nói riêng là cách thức phân quyền theo chiều dọc, theo đó pháp luật quy định địa vị pháp lý của từng cơ quan quản lý nhà nước các cấp. Trên cơ sở đó, cơ quan quản lý nhà nước chỉ được thực hiện những hoạt động pháp luật cho phép, hạn chế can thiệp vào nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan khác; cơ quản quản lý nhà nước cấp trên có thẩm quyền và trách nhiệm kiểm soát thực hiện đối với cơ quan cấp dưới theo quy định của pháp luật. Dưới góc độ tiếp cận về bản chất chế độ ta, quy định tại Điều 2, Hiến pháp 2013 “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân...” thì phân quyền quản lý nhà nước giữa các cơ quan nhà nước ở Trung ương và địa phương là sự ủy quyền của nhân dân tại các quy định của pháp luật.
Phân quyền quản lý nhà nước giữa các cơ quan nhà nước ở Trung ương và địa phương nói chung và trong lĩnh vực nông nghiệp nói riêng là cách thức phân quyền theo chiều dọc, theo đó pháp luật quy định địa vị pháp lý của từng cơ quan quản lý nhà nước các cấp.
Phân cấp quản lý nhà nước giữa các cơ quan nhà nước ở Trung ương và địa phương nói chung và trong lĩnh vực nông nghiệp nói riêng là việc chuyển giao nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước cấp trên cho cơ quan quản lý nhà nước cấp dưới thực hiện thường xuyên, lâu dài, ổ định trên cơ sở pháp luật. Theo đó, phân cấp được áp dụng trong hoạt động quản lý nhà nước giữa các cấp, cơ quan phân cấp liên đới chịu trách nhiệm tới cùng mọi hoạt động quản lý đã phân cấp cho cơ quan cấp dưới.
Phân quyền, phân cấp quản lý nhà nước giữa các cơ quan nhà nước ở Trung ương và địa phương hợp lý, bảo đảm sự quản lý thống nhất của Chính phủ, phát huy tính chủ động sáng tạo và tự chịu trách nhiệm của cơ quan nhà nước cấp dưới. Chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước các ngành, lĩnh vực ở Trung ương tập trung vào hoạch định thể chế, chính sách, xây dựng chiến lược, cải cách thủ tục hành chính, tiêu chuẩn, quy chuẩn quản lý, kiến tạo môi trường pháp lý thuận lợi; tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát các hoạt động quản lý nhà nước đối với cấp dưới.
Ngày 10/01/2022 Chính phủ ban hành Nghị quyết số 04/2022/NQ-CP về đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước (kế thừa và phát triển các Nghị quyết số 08/2004/NQ-CP ngày 30/6/2004, số 21/NQ-CP ngày 21/3/2016 và số 99/2020/NQ-CP ngày 24/6/2020) xác định nhiệm vụ tiếp tục xác định rõ nhiệm vụ, quyền hạn, thẩm quyền và trách nhiệm giữa Chính phủ với các Bộ, ngành; giữa Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ ngành với chính quyền địa phương, bảo đảm quyền lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân, doanh nghiệp, phát huy tính chủ động, sáng tạo của từng cơ quan quản lý nhà nước và người đứng đầu, tăng cường kiểm soát quyền lực, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước. Nghị quyết này phân định giữa phân quyền, phân cấp về ngành, lĩnh vực tập trung vào hoàn thiện các quy định phân quyền quản lý nhà nước giữa Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành với chính quyền địa phương theo ngành, lĩnh vực; hoàn thiện phân cấp giữa Chính phủ với các Bộ, ngành và phân cấp giữa Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành với chính quyền địa phương theo ngành, lĩnh vực.
Quán triệt chủ trương của Đảng và Nhà nước, chúng tôi thấy rằng trong thời gian tới việc đẩy mạnh phân quyền, phân cấp quản lý nhà nước giữa Trung ương và địa phương trong lĩnh vực nông nghiệp cần tập trung vào công việc chủ yếu sau:
Rà soát, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các quy định của pháp luật chuyên ngành, xác định rõ trách nhiệm giữa Chính phủ với các Bộ, ngành, giữa Chính phủ, các Bộ, ngành với chính quyền địa phương theo hướng đẩy mạnh phân cấp, phân quyền phù hợp với Nghị quyết của Đảng, Hiến pháp năm 2013, pháp luật của Nhà nước. Chú trọng thể chế hóa quan điểm chỉ đạo: Chính phủ và Bộ NN-PTNT tập trung vào quản lý vĩ mô, xây dựng thể chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch; tăng cường năng lực dự báo, phân tích và đề xuất chính sách; Thủ tướng Chính phủ lãnh đạo công tác của Chính phủ; lãnh đạo việc xây dựng chính sách và tổ chức thi hành pháp luật; Bộ trưởng Bộ NN-PTNT chịu trách nhiệm quản lý Nhà nước về lĩnh vực nông nghiệp; tổ chức thi hành và theo dõi việc thi hành pháp luật liên quan đến nông nghiệp trong phạm vi cả nước. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ không quyết định các vấn đề đã quy định thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của Bộ trưởng và chính quyền địa phương đã được phân quyền theo quy định của pháp luật.
Quản lý Nhà nước giữa Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ NN-PTNT và chính quyền địa phương liên quan trong lĩnh vực nông nghiệp về: đầu tư công; quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp; đất đai; khoáng sản; biến đổi khí hậu.
Hoàn thiện các quy định về phân cấp quản lý Nhà nước giữa Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ NN-PTNT với chính quyền địa phương liên quan trong lĩnh vực nông nghiệp về: nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thuỷ sản, thuỷ lợi, phòng chống thiên tai, phát triển nông thôn; cùng với các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực này.
Thực tiễn phân quyền, phân cấp quản lý nhà nước giữa Trung ương và địa phương trong lĩnh vực nông nghiệp, những vấn đề đặt ra
Theo quy định của pháp luật hiện hành, phân quyền, phân cấp quản lý nhà nước giữa Trung ương và địa phương trong lĩnh vực nông nghiệp phải đảm bảo các nguyên tắc cơ bản là:
- Việc phân quyền quản lý nhà nước giữa Trung ương và địa phương quy định trong Hiến pháp và Luật.
- Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ NN-PTNT với chính quyền địa phương tự chủ, tự chịu trách nhiệm thực hiện quyền hạn, trách nhiệm theo quy định của pháp luật về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
Hiện nay, phân quyền, phân cấp quản lý nhà nước giữa Trung ương và địa phương trong lĩnh vực nông nghiệp trước hết được quy định thống nhất và chung nhất như các lĩnh vực khác của quản lý Nhà nước tại Hiến pháp năm 2013, Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015, Luật Tổ chức chính quyền địa phương và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Tổ chức Chính phủ và Tổ chức chính quyền, địa phương năm 2019.
Như đã trình bày trên đây, quản lý nhà nước trong lĩnh vực Nông nghiệp rất đa dạng và rộng lớn gồm: nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thuỷ sản, thuỷ lợi, phòng chống thiên tai, phát triển nông thôn; cùng với các dịch vụ công thuộc các ngành, lĩnh vực này. Do vậy, cùng với thực hiện các quy định chung tại Hiến pháp, Luật về tổ chức chính quyền, thì phân cấp quản lý nhà nước giữa Trung ương và địa phương trong lĩnh vực nông nghiệp còn được quy định chi tiết, cụ thể hơn tại nhiều Luật chuyên ngành: Luật Kiểm dịch và Bảo vệ thực vật số 41/2013/QH13; Luật Thú y số 79/2015/QH13; Luật Thủy lợi số 08/2017/QH14; Luật Lâm nghiệp số 16/2017/QH14; Luật Thủy sản số 18/2017/QH14; Luật Trồng trọt số 31/2018/QH14; Luật Hợp tác xã số 17/2023/QH15 (có hiệu lực thi hành từ 01/7/2024 thay thế Luật Hợp tác xã số 23/2012/QH13).
Theo quy định của Hiến pháp, thì Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội. Quy định tại các Luật chuyên ngành trong lĩnh vực nông nghiệp đều thể hiện: Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước trong mọi lĩnh vực trên phạm vi cả nước; Bộ NN-PTNT là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về công việc cụ thể được Luật định.
Hiện nay, phân quyền, phân cấp quản lý nhà nước giữa Trung ương và địa phương trong lĩnh vực nông nghiệp trước hết được quy định thống nhất và chung nhất như các lĩnh vực khác của quản lý Nhà nước tại Hiến pháp năm 2013, Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015, Luật Tổ chức chính quyền địa phương và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Tổ chức Chính phủ và Tổ chức chính quyền, địa phương năm 2019.
Hiện nay, phân quyền, phân cấp quản lý nhà nước giữa Trung ương và địa phương trong lĩnh vực nông nghiệp trước hết được quy định thống nhất và chung nhất như các lĩnh vực khác của quản lý Nhà nước tại Hiến pháp năm 2013, Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015, Luật Tổ chức chính quyền địa phương và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Tổ chức Chính phủ và Tổ chức chính quyền, địa phương năm 2019.
Trên cơ sở quy định tại Điều 39 Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015: “Bộ, cơ quan ngang Bộ là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về một hoặc một số ngành, lĩnh vực và dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc” và “Chính phủ quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của từng Bộ, cơ quan ngang Bộ”.
Ngày 22/12/2022 Chính phủ ban hành Nghị định 105/2022/NĐ-CP quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ NN-PTNT. Theo đó “Bộ NN-PTNT là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các ngành, lĩnh vực: nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thuỷ sản, thuỷ lợi, phòng chống thiên tai, phát triển nông thôn; quản lý nhà nước đối với các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật”. Cũng tại Nghị định 105/2022/NĐ-CP, Chính phủ phân cấp quản lý nhà nước cho Bộ NN-PTNT 39 nhóm nhiệm vụ, quyền hạn:
Trình Chính phủ các dự án Luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội; dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội... và các nghị quyết, cơ chế, chính sách, dự án, đề án, văn bản quy phạm pháp luật khác thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
Trình Thủ tướng Chính phủ các dự thảo quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc thẩm quyền ban hành của Thủ tướng Chính phủ.
Phê duyệt, rà soát và đánh giá thực hiện chiến lược, quy hoạch, chương trình phát triển ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ.
Ban hành, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện thông tư, quyết định, chỉ thị, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy trình, quy phạm, định mức kinh tế - kỹ thuật; xây dựng tiêu chuẩn quốc gia về quản lý ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ.
Công bố, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra, đánh giá, tổng hợp báo cáo thực hiện các cơ chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đã được phê duyệt; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
Kiểm tra các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
Các hoạt động quản lý nhà nước về trồng trọt và bảo vệ thực vật.
Các hoạt động quản lý nhà nước về chăn nuôi và thú y.
Các hoạt động quản lý nhà nước về thuỷ sản.
Các hoạt động quản lý nhà nước về diêm nghiệp.
Các hoạt động quản lý nhà nước về lâm nghiệp.
Các hoạt động quản lý nhà nước về thủy lợi.
Các hoạt động quản lý nhà nước về phòng, chống thiên tai.
Các hoạt động quản lý nhà nước về phát triển nông thôn.
Các hoạt động quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản và muối.
Các hoạt động quản lý nhà nước về quản lý chất lượng đối với giống, vật tư, gia súc, gia cầm, vật nuôi, dụng cụ, thiết bị, sản phẩm, dịch vụ nông, lâm, diêm nghiệp, thủy sản và công trình thuỷ lợi, đê điều.
Các hoạt động quản lý nhà nước về bảo quản, chế biến, vận chuyển nông lâm sản, thủy sản.
Các hoạt động quản lý nhà nước về thương mại nông lâm thủy sản và muối.
Quản lý nhà nước về nông nghiệp hữu cơ; đề xuất cơ chế, chính sách phát triển nông nghiệp tuần hoàn, nông nghiệp sinh thái.
Các hoạt động quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng và quản lý chất lượng công trình chuyên ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
Các hoạt động quản lý nhà nước về doanh nghiệp, hợp tác xã và các loại hình kinh tế tập thể, tư nhân khác thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
Quản lý dự trữ quốc gia về giống cây trồng, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y và hàng hoá khác theo phân công của Chính phủ.
Các hoạt động quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
Các hoạt động quản lý nhà nước về khuyến nông.
Các hoạt động quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, biến đổi khí hậu và đa dạng sinh học trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
Thực hiện hợp tác quốc tế và hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
Quyết định và chỉ đạo thực hiện chương trình cải cách hành chính của Bộ; đề xuất hoặc quyết định theo thẩm quyền việc thực hiện phân cấp quản lý nhà nước về lĩnh vực nông nghiệp cho chính quyền địa phương.
Các hoạt động quản lý nhà nước về quản lý tổ chức, hoạt động dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
Quản lý đối với hội, tổ chức phi Chính phủ hoạt động trong ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, danh mục vị trí việc làm, định mức biên chế của các cơ quan chuyên môn về nông nghiệp ở địa phương.
Thanh tra, kiểm tra; tiếp công dân; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp.
Thực hiện chuyển đổi số trong nông nghiệp.
Thực hiện nhiệm vụ quản lý về phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin, viễn thám, thống kê thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
Quản lý tài chính, tài sản và nguồn lực khác được giao và tổ chức thực hiện ngân sách được phân bổ theo quy định của pháp luật.
Thường trực quốc gia về công tác phòng, chống thiên tai; kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng; xây dựng nông thôn mới; chống sa mạc hoá; quản lý buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp quý hiếm; phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm; thông báo và điểm hỏi đáp quốc gia về vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động thực vật Việt Nam (SPS Việt Nam); đầu mối tham gia hợp tác ASEAN về quản lý thiên tai, các diễn đàn quốc tế, thực hiện các điều ước quốc tế về phòng, chống thiên tai theo phân công của Chính phủ và theo quy định của pháp luật.
Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao hoặc theo quy định của pháp luật.
Sở NN-PTNT là cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, thực hiện chức năng tham mưu, giúp UBND cấp tỉnh quản lý nhà nước về nông nghiệp; lâm nghiệp; diêm nghiệp; thủy sản; thủy lợi; phòng, chống thiên tai; phát triển nông thôn; chất lượng, an toàn thực phẩm đối với nông sản, lâm sản, thủy sản và muối; các dịch vụ công thuộc ngành NN-PTNT theo quy định của pháp luật.
Sở NN-PTNT là cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, thực hiện chức năng tham mưu, giúp UBND cấp tỉnh quản lý nhà nước về nông nghiệp; lâm nghiệp; diêm nghiệp; thủy sản; thủy lợi; phòng, chống thiên tai; phát triển nông thôn; chất lượng, an toàn thực phẩm đối với nông sản, lâm sản, thủy sản và muối; các dịch vụ công thuộc ngành NN-PTNT theo quy định của pháp luật.
Quy định tại Điều 25 của Luật Tổ chức Chính phủ 2015, thì Chính phủ thực hiện việc phân cấp, phân quyền cho chính quyền địa phương theo quy định tại các Luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Trên cơ sở bảo đảm sự quản lý thống nhất của trung ương, Chính phủ phân cấp cho chính quyền địa phương quyết định hoặc thực hiện một số nhiệm vụ quản lý nhà nước thuộc ngành, lĩnh vực trên địa bàn quản lý phù hợp với điều kiện và khả năng của chính quyền địa phương. Căn cứ vào năng lực và điều kiện cụ thể của chính quyền địa phương, Chính phủ có thể ủy quyền cho chính quyền địa phương thực hiện một số nhiệm vụ với các điều kiện bảo đảm thực hiện nhiệm vụ đó. Chính quyền địa phương gồm 3 cấp: tỉnh, huyện, xã. UBND do HĐND cùng cấp bầu, là cơ quan chấp hành của HĐND, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương, HĐND cùng cấp và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên. Ở chính quyền cấp tỉnh và cấp huyện có cơ quan chuyên môn giúp UBND cùng cấp quản lý nhà nước về nông nghiệp là cơ quan tham mưu, giúp UBND thực hiện chức năng quản lý nhà nước về nông nghiệp ở địa phương và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo sự phân cấp, ủy quyền của cơ quan nhà nước chuyên ngành về nông nghiệp cấp trên. Chính quyền địa phương tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật trên địa bàn; quyết định các vấn đề quản lý nhà nước trên phạm vi địa phương, trong đó có lĩnh vực nông nghiệp theo quy định của Luật định; chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước cấp trên.
Theo quy định tại Thông tư 30/2022/TT-BNNPTNT ngày 30/12/2022 của Bộ NN-PTNT thì Sở NN-PTNT là cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, thực hiện chức năng tham mưu, giúp UBND cấp tỉnh quản lý nhà nước về: nông nghiệp; lâm nghiệp; diêm nghiệp; thủy sản; thủy lợi; phòng, chống thiên tai; phát triển nông thôn; chất lượng, an toàn thực phẩm đối với nông sản, lâm sản, thủy sản và muối; các dịch vụ công thuộc ngành NN-PTNT theo quy định của pháp luật. Sở này chịu sự chỉ đạo, quản lý của UBND cấp tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ NN-PTNT. Phòng NN-PTNT ở các huyện hoặc Phòng Kinh tế ở các thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương là cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện; tham mưu, giúp UBND cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương về: nông nghiệp; lâm nghiệp; diêm nghiệp; thủy lợi; thủy sản; phòng, chống thiên tai; chất lượng, an toàn thực phẩm nông sản, lâm sản, thủy sản và muối; phát triển nông thôn; phát triển kinh tế hộ; kinh tế trang trại nông thôn; kinh tế hợp tác xã nông, lâm, ngư, diêm nghiệp gắn với ngành nghề, làng nghề ở nông thôn và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của UBND cấp huyện và theo quy định của pháp luật. Phòng NN-PTNT hoặc Phòng Kinh tế chịu sự chỉ đạo, quản lý của UBND cấp huyện; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ thuộc ngành, lĩnh vực NN-PTNT của Sở NN-PTNT.
Nghiên cứu thực tiễn áp dụng pháp luật cho thấy, phân quyền, phân cấp quản lý nhà nước trong lĩnh vực Nông nghiệp rất phức tạp, được thể thiện ở nhiều Luật, đồng thời nhiều nội dung Luật tiếp tục được quy định chi tiết tại các văn bản quy phạm pháp luật. Về cơ bản quy định hiện hành về phân quyền trong lĩnh vực nông nghiệp là phù hợp, tạo hành lang pháp lý cho họat động quản lý nhà nước đồng bộ, bảo đảm tính thống nhất, thông suốt của nền hành chính quốc gia; bảo đảm quyền quản lý thống nhất của Chính phủ và phát huy tính chủ động sáng tạo và tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương.
Phòng NN-PTNT ở các huyện hoặc Phòng Kinh tế ở các thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương là cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện; tham mưu, giúp UBND cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương về: nông nghiệp; lâm nghiệp; diêm nghiệp; thủy lợi; thủy sản; phòng, chống thiên tai; chất lượng, an toàn thực phẩm nông sản, lâm sản, thủy sản và muối; phát triển nông thôn; phát triển kinh tế hộ; kinh tế trang trại nông thôn; kinh tế hợp tác xã nông, lâm, ngư, diêm nghiệp gắn với ngành nghề, làng nghề ở nông thôn và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của UBND cấp huyện và theo quy định của pháp luật.
Phòng NN-PTNT ở các huyện hoặc Phòng Kinh tế ở các thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương là cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện; tham mưu, giúp UBND cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương về: nông nghiệp; lâm nghiệp; diêm nghiệp; thủy lợi; thủy sản; phòng, chống thiên tai; chất lượng, an toàn thực phẩm nông sản, lâm sản, thủy sản và muối; phát triển nông thôn; phát triển kinh tế hộ; kinh tế trang trại nông thôn; kinh tế hợp tác xã nông, lâm, ngư, diêm nghiệp gắn với ngành nghề, làng nghề ở nông thôn và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của UBND cấp huyện và theo quy định của pháp luật.
Tuy vậy, thực tiễn cũng đặt ra yêu cầu thường xuyên đẩy mạnh và rà soát, hoàn thiện quy định pháp luật đầy đủ, đồng bộ thống nhất, khả thi, loại bỏ những quy định trùng lắp, không để khoảng chống, hài hòa hóa với thông lệ quốc tế; phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm giữa Chính phủ với Bộ NN-PTNT; giữa Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ NN-PTNT với chính quyền địa phương một cách công khai, minh bạch; đảm bảo mục tiêu quản lý là phát huy tính chủ động, sáng tạo, đề cao tinh thần trách nhiệm của từng cấp, nhất là người đứng đầu, đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của người dân, doanh nghiệp; tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện quyền lực góp phần nâng cao hiệu lực, hiếu quả quản lý nhà nước. Tiếp tục thể chế hóa các quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ NN-PTNT với chính quyền địa phương nhằm đẩy mạnh phân quyền, phân cấp quản lý nhà nước trong lĩnh vực nông nghiệp theo hướng phân giao cho chính quyền địa phương quyết định hoặc thực hiện một số nhiệm vụ trên địa bàn quản lý phù hợp với điều kiện và khả năng của chính quyền địa phương; đảm bảo phát huy tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương, khai thác tối đa các tiềm năng của địa phương; mỗi cấp thực hiện một hoặc một số nhiệm vụ quản lý nhà nước về nông nghiệp, nhưng một việc không giao quá hai cấp hành chính quản lý trên nguyên tắc cấp chính quyền nào gần và phục vụ người dân tốt nhất; có đầy đủ thông tin nhất, có khả năng thực tế, nhất là khả năng cân đối được tài chính để giải quyết vấn đề thì phân giao cấp đó thực hiện quản lý; đồng thời nâng cao hiệu quả hoạch định chính sách, công tác kiểm tra, giám sát của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ NN-PTNT đối với chính quyền địa phương.
Chẳng hạn, hiện nay Quốc hội đang thực hiện quy trình sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai, rà soát, sửa đổi bổ sung Luật Lâm nghiệp 20217 đảm bảo thống nhất của hệ thống pháp luật thể chế hóa mạnh mẽ tư tưởng phân cấp, phân quyền từ Trung ương cho địa phương về thẩm quyền quyết định chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng. Theo đó, phân cấp cho HĐND cấp tỉnh chấp thuận việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên trước khi UBND cấp có thẩm quyền quyết định bằng văn bản để thực hiện; đồng thời, giao Chính phủ quy định về điều kiện, tiêu chí, chế tài để kiểm soát chặt chẽ việc chuyển mục đích sử dụng các loại đất này. pháp luật hiện hành quy định chặt chẽ việc quản lý việc chuyển mục đích sử dụng các loại đất này (đất lúa nước quy mô trên 10ha, đất rừng phòng hộ quy mô trên 20 ha, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên) phải được Thủ tướng Chính phủ hoặc Chính phủ chấp thuận bằng văn bản. Việc tập trung quản lý quá mức vào Trung ương như hiện nay đang có nhiều hệ lụy về phân cấp, phân quyền, không phát huy được sự sáng tạo của địa phương, giảm hiệu quả tính cơ hội, tăng chi phí xã hội và chưa quán triệt tư tưởng cải cách nền hành chính nhà nước. Thực tiễn đang đặt ra yêu cầu tăng cường phân cấp về việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên là phù hợp với xu thế quản lý mới. Tuy vậy cũng không nên chuyển “thái cực” một cách “quá tả” theo kiểu suy nghĩ Trung ương sẽ “buông” việc này cho địa phương, chắc chắn những hệ lụy khó trách khỏi trong việc đảm bảo sự quản lý tập trung, thống nhất của Chính phủ. Nên cân nhắc để phân cấp theo quy mô diện tích chuyển mục đích sử dụng, những dự án yêu cầu lớn về đất đai, rừng vẫn cần sự chấp thuận của Chính phủ trên cơ sở quán triệt Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
Để triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phân cấp, phân quyền giữa Trung ương và địa phương, cần thường xuyên hoàn thiện nhận thức lý luận, nâng cao hiệu quả thực hiện các giải pháp trong thực tiễn về phân quyền, phân cấp quản lý nhà nước giữa Trung ương và địa phương trong lĩnh vực nông nghiệp...
Để triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phân cấp, phân quyền giữa Trung ương và địa phương, cần thường xuyên hoàn thiện nhận thức lý luận, nâng cao hiệu quả thực hiện các giải pháp trong thực tiễn về phân quyền, phân cấp quản lý nhà nước giữa Trung ương và địa phương trong lĩnh vực nông nghiệp...
Bộ NN-PTNT đẩy nhanh tiến độ rà soát, sắp xếp, kiện toàn chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của các cơ quan, đơn vị trực thuộc; hướng dẫn các địa phương kiện toàn chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức quản lý nhà nước về nông nghiệp cấp tỉnh, cấp huyện đáp ứng tiêu chí theo quy định của Chính phủ và Nghị định số 105/2022/NĐ-CP ngày 22/12/2022. Tập trung triển khai thực hiện Nghị quyết số 04/NQ-CP về đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản nhà nước; Nghị định số 29/2023/NĐ-CP ngày 03/6/2023 về tinh giản biên chế.
Tiến hành quyết liệt, đồng bộ, thông suốt công tác cải cách hành chính là nhiệm vụ trọng tâm của hệ thống quản lý nhà nước, đi liền với đẩy mạnh phân quyền, phân cấp; đổi mới công tác chỉ đạo, điều hành; tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng; phát huy sáng tạo, thực hiện chuyển đổi số từng bước hiệu quả, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, trọng tâm là cải cải cách thể chế, cắt giảm và đơn giản hóa thủ tục hành chính nội Bộ, quy định kinh doanh, kiểm tra chuyên ngành, giảm thời gian, chi phí hành chính, nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến, thực hiện cơ chế một cửa quốc gia, nâng cao mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật thúc đẩy cải cách hành chính, đặc biệt là cải cách thủ tục hành chính gắn với chuyển đổi số, ưu tiên nguồn lực để đẩy mạnh triển khai số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính; tăng cường rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa quy trình, quy định thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh, bảo đảm thực chất, hiệu quả. Khẩn trương nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật để thực thi các phương án phân cấp trong giải quyết thủ tục hành chính.
Để triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phân cấp, phân quyền giữa Trung ương và địa phương, cần thường xuyên hoàn thiện nhận thức lý luận, nâng cao hiệu quả thực hiện các giải pháp trong thực tiễn về phân quyền, phân cấp quản lý nhà nước giữa Trung ương và địa phương trong lĩnh vực nông nghiệp, hướng tới góp phần quan trọng vào thành công của công cuộc không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn, hài hoà giữa các vùng, tạo sự chuyển biến nhanh hơn ở các vùng còn nhiều khó khăn; nông dân được đào tạo có trình độ sản xuất ngang bằng với các nước tiên tiến trong khu vực và đủ bản lĩnh chính trị, đóng vai trò làm chủ nông thôn mới. Xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hoá lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia cả trước mắt và lâu dài. Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường.