Viện Hải dương học Tây Ban Nha lần đầu tiên sinh sản cá ngừ vây xanh thành công trên đất liền

Bình luận · 216 Lượt xem

Các nhà nghiên cứu từ Trung tâm Hải dương học Murcia thuộc Viện Hải dương học Tây Ban Nha đã thành công trong việc sinh sản thành công cá ngừ vây xanh trong một cơ sở trên đất liền.


 

Các nhà nghiên cứu khẳng định đây là lần đầu tiên quá trình sinh sản của cá ngừ vây xanh diễn ra trong một cơ sở trên đất liền, tuy nhiên, một số công ty nuôi trồng thủy sản Nhật Bản trước đây đã hoàn thành việc nuôi cá ngừ theo chu trình khép kín.

Trung tâm Hải dương học Murcia đã làm việc song song với Nhà máy nuôi trồng thủy sản Mazarrón ở Cartagena, Tây Ban Nha, trong dự án từ năm 2015, với sự tài trợ chính thức từ Bộ Khoa học và Đổi mới Tây Ban Nha vào tháng 12 năm 2018.

Cột mốc quan trọng đã đạt được tại cơ sở ICRA của Murcia, nơi có cơ sở hạ tầng dành cho việc sinh sản của loài này.Theo trung tâm, cơ sở này có bốn bể chứa với tổng công suất 7 triệu tấn và chứa hai kho giống cá ngừ vây xanh – một gồm 25 mẫu vật sinh năm 2017 và một bể khác gồm 8 mẫu vật sinh năm 2018.

Các nhà nghiên cứu Aurelio Ortega và Fernando de la Gándara đã lãnh đạo một nhóm có thể tạo ra sự trưởng thành cuối cùng và sinh sản thông qua tiêm hormone, dẫn đến việc sản xuất hơn 100.000 quả trứng đã thụ tinh, với hơn 3 triệu quả được sinh ra trong những ngày tiếp theo. Theo trung tâm, trước đây, việc sinh sản của cá ngừ vây xanh trong các cơ sở trên đất liền đã bị cản trở do áp lực của việc nuôi nhốt.

Trung tâm Hải dương học Murcia trước đó đã đạt được mục tiêu khép kín chu kỳ sinh học của cá ngừ vây xanh vào năm 2016, nhưng trong các lồng nổi trên biển. Công nghệ này đã được thương mại hóa bởi một số công ty thủy sản Nhật Bản. Hai trong số các công ty cá ngừ vây xanh lớn nhất của Tây Ban Nha, Balfegó và Ricardo Fuentes, vẫn chưa mở rộng sang nuôi trồng thủy sản trên đất liền.

T.H (theo Seafoodsource)

Bình luận